CHĂN NUÔI CHÓ

1. Những phương pháp của việc chăn nuôi chó
Nhiệm vụ cơ bản của công việc chọn giống trong ngành chăn nuôi chó, bao gồm ở việc tăng số lượng gây giống để sử dụng, ở việc hoàn thiện hình dáng bên ngoài của cơ thể và thể trạng, ở việc hoàn thiện sự hoạt động thần kinh cao cấp, sức chịu đựng về thể lực bền bỉ, sự tinh tế của các cơ quan cảm giác và nhiều phẩm chất khác nữa của chó. Trên cơ sở của toàn bộ hệ thống của công việc chọn giống theo hướng hoàn thiện các phẩm chất thuộc về chó có 3 nhân tố là: tuyển chọn có căn cứ, lựa chọn có mục đích rõ rệt và phương pháp chăn nuôi chó đúng đắn. Bên cạnh đó, việc chăm sóc chu đáo những con chó cái đang nuôi con và đàn chó con, việc nuôi dưỡng phẩm chất sau này và việc giáo dục chó con cũng rất quan trọng.

Những đặc điểm tích cực của nòi giống cần được duy trì và hoàn thiện bằng cách tuyển lựa và chọn lọc nhân tạo một cách có hệ thống. Nếu như công việc đó không được thực hiện và việc sinh sản của chó không có hệ thống, thì nòi giống sẽ mất đi những phẩm chất tích cực và dẫn đến quá trình thoái hoá chúng. Do vậy, nhất thiết phải tiến hành công việc chọn giống đều đặn đối với từng giống chó riêng biệt.

Phương pháp chăn nuôi được hiểu như là một hệ thống có kế hoạch trong việc sinh sản của chó có tính đến thuộc tính của giống chó này hay giống chó khác (đôi khi phải tính đến cả hình dáng chó), để nhằm có được những con chó thuộc thế hệ tiếp theo mang những phẩm chất có giá trị nhất.

Cần phân biệt các phương pháp sau đây trong việc chăn nuôi chó: chăn nuôi giống thuần chủng, chăn nuôi loại phối giống và chăn nuôi loại lai giữa các loại.

Phương pháp cơ bản của việc chăn nuôi trong ngành chăn nuôi chó là chăn nuôi giống thuần chủng, nghĩa là việc tuyển lựa và cho giao phối chỉ những con chó nào cùng một giống nhất định. Những con chó sinh ra do sự phối giống như vậy thì gọi là chó thuộc giống thuần chủng. Việc chăn nuôi giống thuần chủng được áp dụng trong nội địa của các giống văn minh, hoặc giữa các giống địa phương (giống bản xứ) có các phẩm chất và các đặc điểm có giá trị.

Việc chăn nuôi giống chó thuần chủng thực hiện nhiệm vụ duy trì và hoàn thiện các phẩm chất thuộc về công việc và ngoại hình của chó, bằng cách sử dụng sự biến dị của chó trong phạm vi của mỗi giống. Nếu thực hiện được việc duy trì và hoàn thiện các phẩm chất tốt của chó, ta sẽ thu được thế hệ con cháu có thể có một dạng ngoại hình và có các phẩm chất thuộc về công việc giống nhau, đó là những con chó sẽ làm thoả mãn nhất nhu cầu của con người.

Thực tế cho thấy rằng, những động vật thuộc cùng một giống khác nhau không chỉ về hình dạng mà còn khác nhau cả về đặc điểm di truyền khác nữa. Do đó, trong việc chăn nuôi giống thuần chủng, thì việc chọn lọc đúng đắn những con chó để làm giống và lựa chọn khéo léo các cặp chó sẽ cho giao phối với nhau trong điều kiện cải tiến liên tục về chăn nuôi, về cách cho ăn, trong việc duy trì hệ thống luyện tập cho cả chó để làm giống và chó con do chúng sinh ra, đóng vai trong vô cùng quan trọng. Cần phải hiểu một cách sâu sắc và toàn diện giống pha và phải biết phát hiện những sai lệch tuy nhỏ nhưng rõ nét vừa mới xuất hiện. Điều này rất có giá trị đối với việc chọn giống. Hơn thế nữa, giống pha ở dạng thuần chủng càng bền vững thì nó càng ổn định, tính di truyền càng vững chắc hơn và phẩm chất của giống càng hoàn thiện hơn.

Việc chăn nuôi giống thuần chủng được thực hiện trong thực tế bằng con đường chăn nuôi không cùng huyết thống, chăn nuôi cùng huyết thống ở các cấp độ họ hàng khác nhau và chăn nuôi theo dòng họ.

Trong thực tế, việc chăn nuôi không cùng huyết thống được thực hiện rộng rãi hơn cả. Người ta chọn con chó cái và con chó đực không ở trong cùng một huyết thống và cho chúng giao phối với nhau. Tính ưu việc của việc chọn lọc như vậy là ở chỗ nó cho ta khả năng thu được thế hệ con cháu có sức sống mãnh liệt nhất và khoẻ mạnh nhất.

Nếu lựa chọn như vậy, khi thụ tinh, các tế bào mang giới tính đực và giới tính cái rất khác nhau về đặc tính của nhiễm sắc thể sẽ phối hợp với nhau (đó là các tế bào khác nhau về chất), do đó tính di truyền sẽ có được ở thế hệ con cháu nhiều nhất. Trong một cơ thể như thế, các quá trình đồng hoá và dị hoá sẽ được thực hiện một cách tích cực. Sự phát triển và sự trưởng thành diễn ra với cường độ lớn hơn. Đứng về mặt phẩm chất công việc của mình, về mặt sức chịu đựng dẻo dai và mức sinh sản, thì một cơ thể như vậy, theo quy tắc trội sẽ hơn hẳn so với bố mẹ chúng. Đây là những luận điểm sinh vật học có tính chất cơ sở về mặt lý luận và các chuyên gia thực hành phải căn cứ vào các luận điểm này mà tiến hành việc chăn nuôi động vật trong thực tiễn.
Chăn nuôi cùng huyết thống được hiểu như là một hệ thống giao phối giữa chó đực và chó cái cùng trong một cấp độ họ hàng nhất định, để thu được một thế hệ con cháu mới (ví dụ: chó đực là anh và chó cái là em, có đực là bố và chó cái là con, chó đực là anh họ 3 đời và chó cái là em…). Việc chăn nuôi cùng huyết thống là hình thức cực đoan của việc lựa chọn trong cùng huyết thống.

Chăn nuôi cùng huyết thống cần áp dụng một cách cẩn thận và chỉ thực hiện để nhằm đạt được những mục đích xác định hết sức nghiêm khắc. Chăn nuôi cùng huyết thống cho ta khả năng thu nhận được thế hệ con cháu giống tổ tiên một cách nhanh nhất, và cũng chính trong việc chăn nuôi cùng huyết thống, tổ tiên có thể truyền cho các thế hệ con cháu sau nó nhiều đặc tính của mình. Song, việc chăn nuôi cùng huyết thống có những đặc điểm tiêu cực nghiêm trọng và chính các đặc điểm tiêu cực này đã hạn chế việc ứng dụng rộng rãi phương pháp chăn nuôi cùng huyết thống trong thực tế của ngành chăn nuôi chó.

Cùng với việc củng cố nhanh chóng các phẩm chất hữu ích trong khi chăn nuôi cùng huyết thống, thì các đặc điểm và các bản tính tiêu cực cũng nhanh chóng trở thành bền vững, do đó nó làm giảm tính thiết thực ở thế hệ con cháu và làm xuất hiện các tính chất thoái hoá. Ở chó, các đặc điểm tiêu cực như vậy xuất hiện đó là bộ xương yếu, sự lớn và phát triển kém, thể trạng yếu, hệ thống thần kinh hoạt động kém, răng yếu và hệ thống cắn khít bị hỏng, khả năng làm việc giảm sút rõ rệt và khả năng phòng bệnh cũng giảm đi…

Còn có trường hợp do sự giao phối các con chó ở các lứa gần nhau trong cùng một huyết thống mà sinh ra quái thai. Các con vật càng ở các lứa gần nhau mà cho giao phối với nhau, mặc dù chúng được chăm sóc trong những điều kiện như nhau thì vẫn để lại những hậu quả rất tai hại.

Hình thức chăn nuôi giống thuần chủng phức tạp nhất là hình thức chăn nuôi theo dòng họ. Chăn nuôi theo dòng họ được hiểu như là một nhóm chó cùng huyết thống của một loài thuần chủng, có chung một tổ tiên xuất sắc và chủng giống tổ tiên về thể trạng, về ngoại hình và về các phẩm chất thuộc về công việc. Người ta chia ra thành dòng họ máu mủ và dòng họ không máu mủ.
Dòng họ máu mủ là dòng họ gồm tất cả các thế hệ cháu sinh ra từ một cặp bố mẹ.

Dòng họ không máu mủ là dòng họ không phải bao gồm tất cả các thế hệ con cháu của một tổ tiên xuất sắc, mà chỉ bao gồm những con chó giống tổ tiên về ngoại hình, có các phẩm chất thuộc về nghiệp vụ tốt giống tổ tiên và có những đặc điểm di truyền của tổ tiên hay trội hơn tổ tiên về mọi đặc tính. Những con chó xuất sắc dùng để làm giống sẽ thực sự cải tạo được giống. Người ta gọi dòng họ hàng các tên riêng của chúng, những con chó như vậy cần được sử dụng để cho giao phối.

Chăn nuôi theo các dòng họ nên áp dụng khi có mặt khá đầy đủ về mặt số lượng những con chó có chất lượng cao.

Chăn nuôi chó thuần chủng là phương pháp cơ bản của việc chăn nuôi trong ngành chăn nuôi chó nghiệp vụ, và việc chăn nuôi chó thuần chủng được thực hiện bằng con đường cho giao phối những con chó không cùng huyết thống với nhau. Đôi khi cho phép sự giao phối giữa các con chó cùng huyết thống với nhau. Trong việc chăn nuôi theo dòng họ, cho phép sự giao phối của những con chó không cùng huyết thống với nhau ngay cả trong những trường hợp riêng biệt, khi con chó giống cùng huyết thống đã bị chết và người ta phải gây một con chó đầu đàn cùng huyết thống xuất sắc.

Bằng phương pháp chăn nuôi giống thuần chủng, giống sẽ tăng lên về số lượng và sẽ được hoàn thiện bằng con đường chọn lọc và lựa chọn đúng đắn những con chó giống và tạo ra những điều kiện chăn nuôi và tập luyện tốt.

Ngoài phương pháp đã nêu trên đây, trong ngành chăn nuôi chó người ta còn áp dụng việc giao phối giữa con chó đực và con chó cái thuộc các giống khác nhau. Phương pháp này được sử dụng hoàn toàn với mục đích tạo giống mới và cải tạo giống này nhờ giống kia, đồng thời để thu được những con chó chỉ sử dụng trong công việc (những con chó không phải để làm giống). Những con chó do những con chó đực và chó cái khác giống giao phối với nhau và sinh ra chúng, được gọi là chó tạp chủng (con lai).

Việc giao phối giữa các con vật thuộc các giống khác nhau tức là sự lai giống hỗn hợp giữa các giống cũng là một trong những phương pháp của việc chăn nuôi.

2. Chọn lọc và tuyển lựa chó cho việc chăn nuôi
Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp chăn nuôi này hay phương pháp chăn nuôi khác, vẫn chưa thể dẫn đến kết quả mong muốn trong ngành chăn nuôi, bởi vì không phải mọi con chó đều thích hợp cho mục đích chọn giống. Từ rất nhiều con chó của một giống xác định, cần phải chọn ra những con chó giống tốt nhất để làm giống, đó là những con chó đáp ứng được những yêu cầu xác định. Đồng thời, phải loại bỏ những con chó không thích hợp, sau khi đã loại chúng ra khỏi việc sử dụng để làm giống. Phương sách này được gọi là chọn lọc nhân tạo. Để chọn được giống chó cần phải đánh giá toàn diện, nghĩa là đánh giá nó về mặt ngoại hình và thể trạng của chó, đánh giá các phẩm chất của nó, đánh giá nguồn gốc của nó theo phiếu ghi phổ hệ (gia phả) và đánh giá nó về mặt phẩm chất của thế hệ con cháu. Việc đánh giá toàn diện từng con chó riêng biệt, chính là đã bắt đầu công việc chọn giống và đặt cơ sở cho việc loại bỏ những con chó không thích hợp cho việc chăn nuôi. Trong việc này, cần phải tính đến những phẩm chất cá thể của chó phát triển trên cơ sở di truyền trong những điều kiện cụ thể của môi trường xung quanh, phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, việc chăm sóc, việc cho ăn và việc tập luyện.

Khi đánh giá về ngoại hình, cũng như khi đánh giá những phẩm chất của chó, cần phải biết rằng: không phải tất cả mọi đặc điểm của chó đều là di truyền, cần phải biết phân biệt các phẩm chất di truyền với các phẩm chất không phải di truyền. Ví dụ, tầm vóc nhỏ bé (kém phát triển) có thể là do di truyền, nhưng cũng có thể là kết quả của những điều kiện chăn nuôi kém. Chó cũng có thể hèn nhát, đó là do kết quả của môi trường tiếp xúc xấu đối với chúng (đánh chúng nhiều), cũng như có thể là do đặc điểm bẩm sinh của hệ thần kinh (dạng yếu của hoạt động thần kinh cao cấp).

Nếu nuôi dưỡng và giáo dục chó đúng đắn, thì tất cả các đặc điểm di truyền của chúng sẽ được bộc lộ và thể hiện. Do đó, căn cứ vào ngoại hình và những phẩm chất, có thể đánh giá được mọi cách khá cơ bản các phẩm chất được di truyền. Ngược lại, nếu nuôi dưỡng và giáo dục chó trong những điều kiện kém, thì cũng căn cứ vào ngoại hình và những phẩm chất thuộc về công việc, ta không thể đánh giá được các phẩm chất được di truyền một cách hoàn hảo, bởi vì những phẩm chất đó không thể hiện trong những điều kiện xấu.
Về mặt ngoại hình và thể trạng, cần phải chọn những con chó đáp ứng được những yêu cầu chuẩn mực về giống, những yêu cầu chuẩn mực về sự phân bố cơ thể cân đối, vững chắc và những yêu cầu chuẩn mực về sức chịu đựng dẻo dai, không có các tật xấu, nhưng phải có thể trạng khô và rất khô. Đối với những con chó chọn làm giống thì phải đạt điểm đánh giá như sau: về mặt ngoại hình, con chó đực không được thấp hơn mức "rất tốt", con chó cái không được thấp hơn mức "tốt"; cùng với điều đó, những con chó được chọn để chăn nuôi cần phải có những phẩm chất xuất sắc như: phải có sức chịu đựng dẻo dai, có các quá trình thần kinh mạnh mẽ và bình tĩnh, thể hiện phản ứng hành vi phòng thủ tích cực trội hẳn lên giữa các con chó khác để tranh cướp thức ăn và định hướng, các cơ quan cảm giác phát triển tốt và rất nhạy cảm.

Việc đánh giá chó về mặt phẩm chất được thực hiện bằng con đường tiến hành các cuộc thi đấu. Cần tiến hành chọn lọc cho việc chăn nuôi một cách hệ thống từ thế hệ này đến thế hệ khác với sự cân nhắc những đặc tính tích cực xác định của các quá trình thần kinh cao cấp phẩm chất của chó.
Điều chủ yếu trong khi đánh giá chó là sự đánh giá về phổ hệ và về phẩm chất của thế hệ con cháu. Trên phiếu ghi phổ hệ của chó cần xác định nguồn gốc của chó (dòng dõi), giống tốt, đặc điểm đầy đủ của các phẩm chất di truyền của chó, đặc biệt là trong phiếu ghi phổ hệ có ghi tên riêng của những con chó nổi tiếng đã nhận được điểm đánh giá mức xuất sắc ở trong các triển lãm và trong các cuộc thi đấu, những con chó tỏ ra là những con giống tốt, có tên trong danh sách các con chó vô địch và các con chó chiến thắng … thì rất tốt.

Sự có mặt của phổ hệ cho ta khả năng không cho phép các lần giao phối cùng huyết thống. Ngoài ra, để đánh giá đúng đắn những con chó cái và chó đực đã được chọn lọc, thì cần phải biết phẩm chất của thế hệ con cháu của chúng. Nhiệm vụ chủ yếu của việc đánh giá các con chó giống căn cứ vào phẩm chất của thế hệ con cháu thể hiện ở chỗ: để tìm được sự phối hợp tốt cho một con chó giống là chó đực đã được duyệt, thì cần phải sắp xếp một tổ hợp các phẩm chất của nó với các phẩm chất của các con chó cái đã định và rút ra kết luận; con chó đực và con chó cái đã được chọn phải ở chừng mực nào thì sẽ sinh ra một thế hệ con cháu có những phẩm chất tốt, đồng thời chúng có thể truyền cho thế hệ con cháu những đặc điểm di truyền của mình. Trong việc tuyển lựa người ta chi ra thành: tuyển lựa cùng huyết thống, tuyển lựa khác huyết thống và tuyển lựa ngang bằng.

Trong việc tuyển lựa cùng huyết thống, mục đích đặt ra là phải củng cố những đặc điểm thuộc về bản tính. Để đạt được mục đích này cần chọn những con chó đực và những con chó cái giống nhau về các đặc điểm điển hình của chúng cho giao phối với nhau. Trong việc tuyển lựa khác huyết thống, mục đích đặt ra là phải thay đổi đặc điểm này hay đặc điểm khác của chó. Vì vậy, phải chọn những cặp chó có những đặc điểm khác nhau. Trong việc tuyển lựa ngang bằng, mục đích đặt ra là phải dựa những đặc điểm chưa chuẩn mực thành chuẩn mực. Ví dụ, nếu ở con chó cái có tư thế tứ chi bị hẹp thì chọn con chó đực có tư thế tứ chi chuẩn mực cho giao phối với con chó cái này.

Khi tuyển lựa chó cần căn cứ vào nguyên tắc của kỹ thuật chăn nuôi là "tốt cộng tốt cho ra tốt".

Từ luận điểm nêu trên cần phải thấy rằng: điều quan trọng không phải chỉ là chọn lọc chó đực và chó cái có những phẩm chất xuất sắc, mà còn phải tiến hành tuyển lựa, nghĩa là phải chọn những cặp chó giao phối sao cho đạt được mục đích là phải thu được thế hệ con cháu có những phẩm chất tốt nhất.
Do vậy, việc tuyển lựa phải hướng đến mục đích và phải được tiến hành trên cơ sở của sự đánh giá toàn diện về con chó đực và con chó cái về mặt ngoại hình và thể trạng, về những phẩm chất, về nguồn gốc và về các phẩm chất của thế hệ con cháu.

Đối với việc sử dụng để làm giống, chỉ nên chọn những con chó chịu được tập luyện và có những phẩm chất xuất sắc, tổ tiên của chúng ở các thế hệ cũng đã chịu được sự tập luyện nhất định và cũng có những phẩm chất tốt trong khi sử dụng. Cần phải thường xuyên quan sát, so sánh để thấy rằng: về mặt hình dáng bên ngoài và một vài đặc tính bên trong, con chó con không những thừa hưởng của bố mẹ nó mà còn thừa hưởng đặc điểm này từ các thế hệ tổ tiên xa xưa của nó. Phẩm chất của những con chó đực cần được xem xét một cách nghiêm khắc, bởi vì từ chúng có thể sinh ra rất nhiều thế hệ con cháu trong một thời gian ngắn. Không cho phép những lần giao phối ngẫu nhiên bởi những lần giao phối ấy sẽ đưa lại hiệt hại lớn.

Cùng với những phẩm chất này, cần phải xem xét tuổi của chó. Sự giao phối giữa các con chó giống đã phát triển đầy đủ về mặt thể lực là sự giao phối đạt được mục đích thích hợp nhất. Sự giao phối xảy ra ở các cặp chó trẻ vừa được chịn để sử dụng làm giống là ít mong muốn nhất. Không nên để những con chó đã già giao phối với nhau, bởi vì thế hệ con cháu của chúng sẽ rất yếu. Đúng như quy tắc không nên cho những con vật cùng huyết thống giao phối với nhau.

Việc tuyển lựa được kết thúc bằng việc sắp đặt kế hoạch giao phối từng năm. Để công việc chọn giống có kết quả thì không thể thiếu sự tính toán đặc biệt. Cần đưa ra sự tính toán chung về chó giống và về việc thu nhận thế hệ đàn con của chúng, cần lập hội đồng đánh giá toàn diện về chó con và chó đã trưởng thành với những thủ tục hồ sơ cần thiết.

Việc đánh giá chó một cách tổng hợp về ngoại hình, về thể trạng, về các phẩm chất, về nguồn gốc và về phẩm chất của thế hệ con cháu gọi là sự đánh giá tổng quan. Việc đánh giá này nhằm đạt được mục đích xác định có giá trị về chó đối với việc nuôi chó. Sự đánh giá tổng quan được đảm bảo qua các thử thách và qua các cuộc thi đấu đối với chó, được đảm bảo bởi sự đánh giá về ngoại hình và thể trạng, bởi việc nghiên cứu các tài liệu về tác dụng của việc chọn giống chó, bởi sự đánh giá về phẩm chất của thế hệ con cháu của chúng và bởi sự đánh giá về nguồn gốc của chó theo các phiếu phổ hệ của chúng.

Những con chó đem ra để đánh giá tổng quan, toàn diện là những con chó được đánh giá về mặt ngoại hình như sau: Chó đực không được thấp hơn mức "rất tốt", chó cái không được thấp hơn mức "tốt".

3. Sự phát dục, động đực và giao phối
Khả năng sinh sản của chó xuất hiện ở con chó cái vào lúc nó được 7 đến 10 tháng tuổi, ở con chó đực vào lúc nó được 12 - 16 tháng tuổi, song đôi khi có sớm hơn. Ở tuổi này, trong cơ thể của con chó cái, tất cả các tế bào sinh dục đều đã trưởng thành và phát triển, chúng được gọi là các tế bào trứng. Ở con chó đực, các tế bào mang giới tính đực đã trưởng thành cũng được hình thành và chúng được gọi là tinh trùng. Thời kỳ này, trong cuộc đời của động vật được gọi là thời kỳ phát dục. Ở tất cả các động vật trong thời kỳ xuất hiện sự mong muốn được giao phối, nghĩa là hình thức đặc biệt của quan hệ được thể hiện ở các phản xạ sinh dục.

Những con chó lớn lên trong những điều kiện kém thì phát triển chậm hơn, sự phát dục của chúng cũng xuất hiện muộn hơn so với những con chó được nuôi dưỡng trong những điều kiện tốt. Cũng cần phải xem xét những đặc điểm riêng biệt của cơ thể, xem xét giống, xem xét điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến thời kỳ phát dục.

Mặc dù ở chó đã xuất hiện khả năng sinh sản, song tầm vóc cũng như sự phát triển của cơ thể về mặt thể lực nói chung là chưa phải đã chấm dứt ở thời kỳ này. Sự giao phối của chó ở tuổi này chưa cần thiết, vì nếu giao phối ở tuổi này thì sẽ dẫn đến sự kìm hãm về tầm vóc cũng như về sự phát triển của cơ thể, hơn nữa những con chó con được sinh ra từ những bố mẹ ở tuổi này sẽ yếu. Sự phát triển đầy đủ nói chung đối với chó là muộn hơn rất nhiều, tức là khoảng từ 2 năm đến 2 năm rưỡi, điều này phụ thuộc ở giống và điều kiện sống.

Do vậy, đối với lần giao phối đầu tiên của con chó cái cần phải ở 18 đến 20 tháng tuổi, của con chó đực không sớm trước 2 năm tuổi. Thực tế ở con chó cái cần phải bỏ qua 2 lần động đực đầu tiên là hợp lý, chỉ nên cho giao phối khi xuất hiện lần động đực thứ ba. Thời gian này sẽ trùng với thời kỳ bắt đầu sự trưởng thành của cơ thể nói chung của con chó cái.

Hoạt động lấy giống ở con chó cái trung bình có thể kéo dài đến 8 năm tuổi, còn ở con chó đực kéo dài đến 9 - 10 năm tuổi. Những con chó đực và chó cái sống thành cặp riêng biệt còn có khả năng hoạt động sinh dụng ở tuổi già hơn, nhưng phẩm chất của thế hệ con cháu có giảm sút.

Trong những điều kiện bình thường, chó đực có thể thụ tinh ở bất kỳ mùa nào trong năm, bởi vì ở chúng các tế bào sinh dục (tinh trùng) thường xuyên được tạo ra. Ở con chó cái thì trạng thái kích thích sinh dục xuất hiện theo chu kỳ và trùng với sự rụng trứng, tức là những trứng đã trưởng thành và có khả năng thụ tinh. Thời kỳ này, ở con chó cái được gọi là thời kỳ động đực. Sự động đực có thể xảy ra hai lần trong một năm, thường là vào mùa đông - xuân và hè - thu, cứ 6 tháng sự động đực lại xảy ra. Thời gian động đực kéo dài từ 9 - 14 ngày, đôi khi đến 25 ngày. Trong thời gian động đực, các môi sinh dục (âm hộ) phồng lên và từ các cơ quan sinh dục của con chó cái máu chảy ra, 7 đến 12 ngày sau máu thôi không chảy nữa và thay vào đó là một chất nhầy có màu sáng hơn chảy ra, kéo dài thêm vài ngày nữa. Trong thời kỳ này từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 có thể cho chó cái giao phối.

Trong thời gian động đực, sinh hoạt của con chó cái có nhiều thay đổi: chó dễ bị kích động, ăn kém, đôi khi mất cả sự cảm thụ của khứu giác, các phản xạ có điều kiện đã bền vững cũng bị rối loạn đáng kể, các hiện tượng ức chế của phản xạ có điều kiện tăng lên. Do vậy trong thời gian này, cần phải giải phóng con chó cái khỏi công việc và đến khi kết thúc thời kỳ động đực thì nuôi nó tách ra khỏi những con chó khác.

Sự thải ra khỏi các cơ quan sinh dục máu và chất nhầy ở con chó cái trong thời kỳ động đực gây ra mùi rất đặc biệt, chính mùi này đã thu hút và tăng thêm sự ham muốn sinh dục ở con chó đực. Sự kích thích ở con chó đực mạnh đến nỗi nó làm việc tồi hẳn đi và luôn từ chối không ăn gì cả.

Để thu được thế hệ con cháu có phẩm chất, nhất thiết phải chuẩn bị việc giao phối cho con chó cái gây giống. Tức là phải cho chúng ăn tốt để chúng có thân hình béo khoẻ. Cần nhớ rằng: sự gầy mòn, sự béo phì sẽ làm giảm tính tích cực trong quá trình sinh dục, phẩm chất của lứa con, đúng như quy tắc, sẽ thấp đi và đôi khi còn làm mất đi khả năng sinh đẻ.

Ngoài việc cho ăn, một điều kiện quan trọng giữ gìn sức khoẻ và kéo dài thời gian sử dụng để gây giống của động vật là phải nuôi dưỡng tốt, chăm sóc tốt, phải cho chó đi dạo hàng ngày (nếu không có công việc nặng nhọc). Muốn có được thế hệ con cháu tốt thì những con chó được làm bố mẹ phải thật khoẻ.
Trong thời kỳ động đực, chó cái cần được giao phối ở nơi yên tĩnh, tốt nhất là vào thời gian từ sáng đến lúc cho ăn, lúc mà chó hoàn toàn sảng khoái và tích cực. Cần phải xích chó đực và chó cái lại. Chó cái luôn luôn sẵn sàng cho phép chó đực nhảy và sẵn sàng tiếp nhận trạng thái tương tự từ chó đực (cho chó đực nhảy). Đôi khi những con chó cái còn trẻ không giữ nổi bình tĩnh, chúng nhảy ra và nằm dưới con chó đực, cố cắn con chó đực. Trong những trường hợp như thế, nên đeo cho con chó cái một chiếc rọ mõm và dùng xích cổ giữ nó.

Bởi vì ở lần giao phối đầu tiên, sự thụ tinh có thể không đạt, phải cho con chó cái giao phối lại lần thứ hai với chính con chó đực lần đầu nó đã giao phối sau 24 đến 48 tiếng.

Để cơ thể con chó cái không bị hao mòn và chất lượng đàn con của nó được tốt, thì chỉ nên cho chó cái giao phối một năm một lần vào thời kỳ đông - xuân. Khi giao phối vào mùa đông và đầu xuân thì đàn con nó sinh ra và sẽ lớn lên và phát triển vào mùa ấp áp, đến mùa đông cơ thể chó con đã khoẻ mạnh. Không nên hao phí sức lực của con chó đực bởi rất nhiều lần giao phối.

4. Nuôi dưỡng chó chửa
Sau khi giao phối được một tháng, có thể sử dụng con chó cái vào việc tập luyện và các công việc giống như thời gian trước khi giao phối. Ở tháng đầu, thai của con chó cái chưa rõ, chỉ từ tháng thứ hai trở đi thì mới xuất hiện các đặc điểm như: trước hết là trọng lượng của con chó cái tăng lên rất nhanh, thân hình cũng to ra. Thời gian mang thai của con chó cái kéo dài trung bình từ 62 - 63 ngày (cũng có thể trơng thời gian từ 58 - 65 ngày).

Từ tháng thứ hai trở đi, phải thay đổi cách nuôi dưỡng chó cái, cụ thể là phải giải phóng nó khỏi mọi công việc, nhưng lại phải cho nó đi dạo ít nhất 2 tiếng một ngày và chia làm 2 hoặc 3 lần, phải giữ cho nó tránh mọi sự chuyển động hoặc xoay mình mạnh mẽ.

Việc cho chó cái ăn đúng và đầy đủ có ý nghĩa rất lớn. Ở thời gian đầu mang thai, nên cho chó cái ăn 3 lần 1 ngày, ở nửa thứ hai của thời kỳ mang thai cho chó ăn 4 lần 1 ngày, mỗi suất ăn không quá nhiều và khoảng cách giữa các bữa ăn phải đều nhau. Con chó cái đang có chửa phải thường xuyên được uống nước trong và mát, bởi vì nhu cầu về nước tăng lên một cách rõ rệt trong mối tương quan với sự tăng cường quá trình trao đổi chất và sự hình thành thai nhi. Phải nuôi chó cái có chửa trong nhà khô ráo, sạch sẽ và sáng sủa.

5. Đẻ con
Đến cuối tháng thứ hai, chó cái béo lên trong thấy. Sự tăng cân càng thể hiện rõ ở những ngày cuối cùng trước khi đẻ. Từ nửa tháng thứ hai của thời kỳ mang thai, các tuyến sữa bắt đầu tăng lên về số lượng một cách rõ rệt.

Trước khi đẻ từ 2 - 3 ngày, nếu bóp núm vú của chó thì đã thấy sữa non chảy ra. Trước khi đẻ một ngày, chó kém ăn hẳn đi, thậm chí chẳng ăn gì cả, nhiệt độ cơ thể của nó cũng giảm xuống từ 1 độ rưỡi đến 2 độ. Chó chuẩn bị đẻ có thể nhận biết qua hành động của nó, tức là nó vơ vét rơm lại thành ổ, nằm vào đó, sau đó nó thường đứng lên rồi nằm xuống, thở nặng nhọc và miệng rên rỉ thì bụng chuyển dạ. Sau đó, cơn đau chuyển dạ trở nên thường xuyên hơn và chó đau đớn hơn thì chất nhầy từ cơ quan sinh dục thoát ra rất nhiều. Khi cơn đau đẻ đạt đến mức căng thẳng nhất thì từ sinh dục con chó cái xuất hiện cái đầu của con chó con, Sau đó là cả cơ thể của chó con. Con chó nằm trong túi ối, sau đó chó mẹ dùng răng cắn rách túi ra. Đôi khi túi có thể tự rách khi chó con đi qua các đường sinh sản.

Chó con vừa mới sinh ra vẫn được nối với mẹ bởi cuống nhau. Chó mẹ cắn đứt cuống nhau này và nuối cùng với túi ối rồi sau đó liếm lông của chó con. Tiếp đó chó mẹ lại bắt đầu chuyển dạ và đẻ ra con chó tiếp theo. Thông thường khoảng cách giữa các lần chuyển dạ và đẻ là từ 20 phút đến 1 tiếng rưỡi hoặc 2 tiếng.

Trong lúc chó đẻ, không cần thiết phải vỗ về nó, nhưng lại rất cần phải quan sát, theo dõi nó xem nó đẻ có đúng không. Thời gian đẻ của chó kéo dài thường là từ 8 đến 10 tiếng. Điều này còn phụ thuộc vào cơ thể của chó mẹ, vào số lượng chó con và phụ thuộc vào các lần đẻ diễn ra như thế nào theo tính toán. Thời gian của những lần đẻ đầu tiên thường rất dài. Thời gian đẻ con bị kéo dài thường lại rơi vào những con chó ít vận động hoặc bị nuôi dưỡng kém. Trong lúc chó đẻ phải đặt cạnh nó 1 liễn nước sạch (hoặc cái để đựng nước nói chung). Nếu như trong trường hợp chó mẹ đau bụng chuyển dạ lâu mà vẫn chưa đẻ được hoặc trong trường hợp sự sinh đẻ của chó diễn ra không đúng, thì cần nhanh chóng gọi bác sỹ thú y đến để giúp chó đẻ.
Khi chó đẻ xong cần cho nó nghỉ và không được quấy rầy nó trong khoảng 6 đến 8 tiếng, sau đó cho chó mẹ ăn cháo sữa loãng hoặc cháo lòng hầm nhừ. Chế độ ăn như vậy chỉ kéo dài trong 1 ngày đêm. Những ngày sau, nếu chó mẹ khoẻ mạnh thì cho chó ăn 3 đến 4 lần một ngày với liều lượng lỏng lớn. Sau lần cho ăn thứ nhất cần thay đệm cho chó.

Trong thời gian từ 12 đến 18 ngày sau khi đẻ, từ các cơ quan sinh dục của chó mẹ thải ra các chất có lẫn máu, sau đó các chất này trở thành màu sáng, lúc đầu nhiều, sau ít dần đi. Đệm cho chó mẹ và chó con cần phải sạch sẽ và phải được thay hàng ngày.

6. Nuôi dưỡng chó con
Việc nuôi dưỡng và giáo dục chó con phải được thực hiện theo một hệ thống cơ sở khoa học nghiêm khắc và phải hướng tới mục đích. Nuôi dưỡng được 1 con chó tốt, tức là ở nó người ta phát triển được các đặc điểm như: sức chịu đựng dẻo dai của cơ thể, biết cảnh giác với người lạ, khứu giác và thính giác nhậy, hung dữ, theo đuổi đối tượng đến cùng; người ta rèn luyện cho nó có các kỹ xảo vâng lời nói chung. Tất cả những đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc tập luyện chó sau này.

Để đảm bảo cho việc nuôi dưỡng chó con có chất lượng tốt, phải tiến hành một loạt các biện pháp sau: đảm bảo tốt chế độ sinh hoạt (dạo chơi, nghỉ ngơi, vui chơi …), đảm bảo việc cho ăn đủ chất đủ lượng, bảo đảm việc sử dụng các hiện tượng thiên nhiên sẵn có một cách thích hợp và có hệ thống như: không khí, nước, ánh sáng, đảm bảo việc tập luyện có giáo dục đối với chó con.

Tất cả các yếu tố trong việc nuôi dưỡng và giáo dục chó trên đây phải được áp dụng. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào tuổi của chó con và những đặc điểm riêng biệt của nó, trên cơ sở của thời gian biểu ngày đã được vạch ra từ trước và trên cơ sở của một hệ thống khoa học cơ bản trong việc luyện tập giáo dục hàng ngày.

Cần nhớ rằng, việc nuôi dưỡng chó con được bắt đầu ngay từ khi chó con ra khỏi bụng mẹ. Sức khoẻ và sự phát triển bình thường trong cơ thể chó con sẽ phụ thuộc vào việc cho ăn đúng, vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng chó mẹ khi đang có chửa.

Chó con ra đời, thân thể toàn vẹ và bị bao phủ bởi lớp lông ngắn, thích nghi rất ít với điều kiện sống mới. Điều này đòi hỏi các chuyên gia phục vụ chó và những người thích nuôi chó phải giành sự quan tâm để đảm bảo cuộc sống của chó con. Chó con sinh ra có 2 khe mắt mở (mí mắt), không có răng, lỗ hở của khe tai đóng lại và chúng chuyển động rất khó khăn (bò khó khăn). Hoạt động của chó con lúc này chủ yếu chỉ là hoạt động ăn theo bản năng và nhờ vào sự hoạt động theo bản năng đó mà chó con tìm được vú mẹ và mút sữa. Trong việc mút sữa của chó con chỉ có chó mẹ giúp đỡ được chúng mà thôi, đó cũng chính là phản xạ của chó mẹ. Nếu chó mẹ ít phát triển bản năng làm mẹ thì đòi hỏi con người phải chăm sóc chó con hết sức cẩn thận. Trước tiên, người có nhiệm vụ chăm sóc chó phải đặt chó con trước núm vú của chó mẹ và theo dõi hành vi ăn của nó.

Sau khi chó con ra đời được 1 ngày, cần xem chúng phát triển có bình thường hay không, đồng thời phải kiểm tra sự có mặt của các ngón chân bên (thừa). Thường thì đối với 1 con chó cái chỉ đẻ không quá 4 đến 6 con, có cân nhắc đến khả năng cho sữa và tình trạng sức khoẻ của chó mẹ.

Ở ngày thứ 3 và thứ 4 sau khi ra đời, đối với những con chó con thuộc giống béc giê ở Đông Âu, người ta cắt đi những ngón chân bàn ở 2 chân sau. Ở tuổi này việc giải phẫu như thế diễn ra nhẹ nhàng và vết thương mau lành. Ở ngày thứ 8 và thứ 10 sau khi ra đời, phải cắt đi phần móng chân nhọn của 2 chân trước để chó con sẽ không làm rách vú và núm vú của chó mẹ. Đến ngày thứ 20 lại phải cắt móng chân cho chó con lần thứ hai.

Tạm thời chó con được nuôi bằng sữa mẹ. Chó mẹ rất chăm chỉ săn sóc đến mặt vệ sinh sạch sẽ cho các con, nó liếm và thu dọn tất cả phân và nước tiểu của chó con.

Chăm sóc chó cái đang nuôi con là phải cho ăn đúng, giữ vệ sinh cho nó và cho nó luôn được dạo mát. Phải nuôi chó mẹ và đàn chó con ở nơi sạch sẽ, khô ráo và sáng sủa. Phải thay đệm (ổ) cho chúng hàng ngày. Nhà ở của chúng và các dụng cụ chăm sóc chúng phải thường xuyên được sát trùng, ít nhất là mỗi tháng 1 lần. Khi chó mẹ đã hồi phục sức khoẻ sau khi sinh đẻ thì phải tắm cho nó hàng ngày, trong trường hợp đầu vú và vú bị bẩn thì phải tẩm bằng dung dịch thuốc tím (KMn04) ấm pha loãng hoặc bằng dung dịch a xít boric, khăn tắm phải được giặt sạch sẽ và phơi khô.

Hàng ngày, cần phải cho chó mẹ đi dạo từ 2 - 3 lần. Ở những ngày đầu chỉ cho chó mẹ đi dạo mỗi lần độ 5 - 10 phút, bởi vì nó sẽ rất nhớ con (ham con). Ở những lần đi dạo tiếp theo thì tăng thời gian lên đến 30 - 50 phút. Khi chó con vừa mới bắt đầu đi được thì cho chúng đi dạo cùng với chó mẹ.
Các đặc điểm về sự lớn bình thường và về sự phát triển của chó con được thể hiện như sau: từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 ở chó con khe tai mới mở ra, thính giác bắt đầu phát triển. Từ ngày thứ 14 - 16 sau khi ra đời, thính giác của chó con trở lên bình thường. Từ 10 - 15 ngày sau khi ra đời, các khe mắt bắt đầu mở ra; từ 20 - 25 ngày sau khi đẻ chó con bắt đầu mọc răng sữa (trong khoảng 8 - 10 ngày) thì mọc xong răng của răng nanh, khi chó con đã được 2 tháng thì mọc xong răng hàm sữa. Nếu răng mọc chậm thì chứng tỏ sự lớn và sự phát triển của chó con là kém.

Cùng với bằng chứng khách quan nêu trên, về tình trạng sức khoẻ chung của chó con và sự lớn của chúng, có thể được đánh giá bằng cân nặng. Trong 10 ngày đầu kể từ khi ra đời, chó con cần được cân hàng ngày, sau đó khi chó được gần 1 tháng tuổi thì cứ cách 1 ngày cân 1 lần, tiếp theo là cách 5 ngày thì cân 1 lần. Kết quả sau mỗi lần cân phải được ghi chép lại. Căn cứ vào bản ghi chép này, ta có thể đánh giá được sự trưởng thành của mỗi con chó con. Đúng như quy tắc, sau khi ra đời được 8 ngày (đến ngày thứ 9) thể trọng của chó con tăng lên gấp đôi là đúng tiêu chuẩn; đến ngày thứ 18 thì thể trọng của chó con tăng lên gấp 3,5 - 4 lần; đến ngày thứ 25 tăng gấp 5 - 6 lần; đến ngày thứ 30 thì tăng gấp 6 - 7 lần và đến ngày thứ 45 thì tăng gấp 10 -11 lần.
Tứ chi của chó con tăng rất nhanh về chiều dài khi chúng được 4 tuần tuổi, còn tai thì bắt đầu dỏng lên ở tuần tuổi thứ 7.

Sự lớn và sự phát triển của chó có thể chia nhỏ ra làm một vài giai đoạn, ở mỗi giai đoạn có tốc độ lớn khác nhau và có nhiều đặc điểm khác nhau.
Đối với chó con còn bú mẹ, theo số liệu của nhiều tác giả, thì tốc độ lớn nhanh. Trong thời gian từ 2 - 6 tháng, độ dài của tứ chi chó con tăng lên từ 2,5 - 3 lần và thực tế cũng cho thấy ở thời kỳ này sự phát triển của các xương ống ở tứ chi chó con cũng kết thúc, đồng thời sự phát triển của ***g ngực ở mức độ lớn cũng diễn ra trước khi chó con được 6 tháng tuổi. Độ dày của phần khối đốt ngón chân đến chiều cao vây (bướu vai) thể hiện độ dày của xương và cũng ổn định trong thời kỳ chó con được từ 4 - 6 tháng tuổi.

Như vậy là sức lớn mãnh liệt nhất của chó con chỉ diễn ra trước khi nó được 6 tháng tuổi. Chiều cao vây từ khi chó được sinh ra cho đến lúc 4 tháng tăng từ 87,5 đến 108%, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 tăng từ 3,5 - 7%, từ 6 tháng đến 8 tháng tuổi tăng từ 7,1 - 8,3%. Từ 6 tháng đến 10 - 12 tháng, sự lớn của chó - theo chỉ số chính - về cơ bản là dừng lại, mặc dù quá trình phát triển và trưởng thành về ngoại hình của chó vẫn tiếp tục kéo dài đến lúc chó được khoảng 2 hoặc 2 năm rưỡi.

Nắm được các quy luật cơ bản về sự lớn của chó, cần thiết phải cho chó ăn đúng, chế độ nuôi dưỡng chó con trước 6 tháng tuổi là sự quyết định đối với việc chăn nuôi chó, nhằm thu được đầy đủ các giá trị của chúng. Chó càng non thì tốc độ lớn càng nhanh, do vậy việc cho chó con ăn đầy đủ về lượng và chất có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nắm được tầm quan trọng của việc cho chó ăn và chế độ ăn đối với chó con, cần phải luôn luôn theo dõi sự phát triển đúng đắn và sự lớn của chó con, từ đó mà có biện pháp cải tiến việc cho ăn và chăm sóc chó con.
7. Cho chó con ăn và việc chăm sóc chúng sau khi cai sữa mẹ
Việc cai sữa mẹ cho chó con được thực hiện khi chó con được từ 30 - 45 ngày tuổi. Lượng sữa của chó mẹ ở thời gian này trở lên ít đi. Một số con chó mẹ còn trẻ mà ít sữa thì phải thôi cho con bú sớm hơn nữa. Việc cai sữa mẹ cho chó con phải được tiến hành dần dần trong vòng từ 5 - 6 ngày. Hai ngày đầu, ta tách chó mẹ xa đàn con khoảng vài tiếng, tiếp theo ta tách chó mẹ xa đàn con nửa ngày và cuối cùng là cả ngày, chỉ cho chó mẹ sống với đàn con vào buổi tối. Cho chó con ăn theo các giờ nhất định và cho chúng ăn loại thức ăn mà chúng phải làm quen trong thời gian này. Sau khi cai sữa cho chó con thì nuôi chúng thành các nhóm (theo lứa).

Việc nuôi dưỡng chó con sau khi chúng bị cai sữa là một việc đầy trách nhiệm, đòi hỏi người chỉ đạo hay những người yêu thích việc nuôi chó phải hết sức quan tâm chăm sóc và có tình yêu lớn lao đối với chó. Chăm sóc và cho chó con ăn phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo thời gian biểu hàng ngày và đã được vạch ra.

Trong mức độ lớn và phát triển của chó con, chế độ nuôi dưỡng chúng cần dần dần phải gần với chế độ nuôi dưỡng những con hcó đã lớn. Vào những ngày thời tiết u ám, buổi tối cho chó ngủ trong nhà sạch sẽ và khô ráo, còn cả ngày thì vẫn nuôi chúng trong chuồng thú. Đặc biệt của việc nuôi dưỡng chó con là phải nhận định và xem xét thật cụ thể các mùa trong năm và điều kiện khí hậu của địa phương.

Để phòng ngừa các bệnh thuộc về dạ dày và ruột, đồng thời để cơ thể chó con phát triển tốt nhất, nên cho chó con uống thuốc kháng sinh có lợi cho sức khỏe của chó con và uống vào thời gian chó con được từ 2 tuần đến 3 tháng tuổi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Cần phải thường xuyên tẩy giun sán cho chó con.

Thức ăn cho chó con phải tươi và phong phú về loại thức ăn. Nước uống dùng cho chó con phải là nước sạch. Khi chó con được 3 tháng tuổi thì mỗi con chó phải có chậu ăn riêng khi ăn.

Nếu cho chó con ăn không đủ chất (trong thành phần thức ăn thiếu phốt phát can xi (CaPO) và vitamin D thì chó con sẽ bị còi xương. Cần phải kiểm tra sự lớn và sự phát triển của chó con, tuân thủ đồ thị đo lường (việc cân nặng cho chó cũng vậy): từ tháng thứ nhất đến trước 2 tháng tuổi, cứ 5 ngày kiểm tra và cân nặng một lần; từ 2 tháng đến 6 tháng - 10 ngày kiểm tra và cân nặng 1 lần; sau đó cứ 1 tháng 1 lần kiểm tra và cân nặng.

Chỉ cần đo lường các phần cơ bản sau: chiều cao, độ dài chéo của thân mình, bề ngang của ***g ngực và độ dày của khối đốt ngón chân.

8. Việc phát triển thể lực và việc giáo dục chó con
Để đào tạo được những con chó tốt, ngoài việc cho ăn đầy đủ về lượng và chất thì việc đảm bảo phát triển thể lực cho chó con và việc giáo dục chó con đúng đắn đóng vai trò quan trọng. Các bài tập rèn luyện thể lực và các trò chơi ở các thời tiết khác nhau phải phục vụ việc rèn luyện cơ thể của chó con, tạo điều kiện cho việc phát triển bộ xương và các bắp cơ của chúng, đồng thời góp phần tăng cường hệ thần kinh và toàn bộ cơ thể, tạo điều kiện cho việc phát triển thể lực và sức chịu đựng dẻo dai của cơ thể. Điều này sẽ làm tăng thêm khả năng thích nghi với những điều kiện sống khác nhau của chó, tạo điều kiện tốt trong việc uốn nắn cho chó khi tập luyện.

Trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển về thể chất của chó con, cũng rất cần phải tập luyện có hướng và theo một hệ thống nhất định những phản xạ có điều kiện theo ý muốn (các thói quen), để trong tương lai các phản xạ đó sẽ làm đơn giản việc tập luyện và việc ứng dụng, đồng thời ngăn chặn các phản ứng không mong muốn, ví dụ như tính hèn nhát, sự sao nhãng đối với các kích thích khác nhau của môi trường xung quanh ở mức độ cao...

Điều này thể hiện ở bản chất giáo dục đối với chó con (bản chất của việc tập luyện cso gíáo dục), đảm bảo các điều kiện để phát triển những bản năng có lợi, để phát triển một loạt hành vi nhất định là điều rất quan trọng để đảm bảo khả năng của chó đối với việc tập luyện và đối với việc sử dụng liên tục. Cần loại trừ các điều kiện dẫn tới việc sinh ra những thói quen không tốt. Cải tạo những con chó đã lớn có các thói quen xấu và không cần thiết rất khó, đôi khi không thể cải tạo được.

Việc giáo dục, xét về mặt bản chất của công việc, được bắt đầu ngay từ khi chó con mới bắt đầu tự vận động được. Từ thu nhập được các kích thích về âm thanh và về thị giáo. Việc giáo dục tiếp tục đến khi chó được 12 đến 18 tháng tuổi, nghĩa là trước khi chó được đưa vào tập luyện.

Việc tổ chức giáo dục đúng đắn chó con, chỉ có thể được thực hiện dựa trên cơ sở của các tài liệu khoa học mà các tài liệu khoa học đó đã thể hiện đặc tính của khả năng hoạt động thần kinh cao cấp về mặt số lượng và chất lượng, những đặc điểm điển hình do mỗi thời kỳ tuổi của cơ thể chó con.

Thời kỳ thứ nhất: Gồm quãng thời gian từ ngày đầu tiên ra đời đến ngày thứ 18 hoặc ngày thứ 20. Đặc điểm của thời kỳ này là các hành vi thích nghi của chó con thể hiện ngày càng tốt nhờ một tổng thể các phản ứng phức tạp đối với các dấu hiệu của thiên nhiên để tạo ra các phản xạ không điều kiện, đó là các dấu hiệu về xúc giác, các dấu hiệu về cảm thụ bản thân và các dấu hiệu về nhiệt độ. Ở thời kỳ này cũng thể hiện cả sự phát triển rất nhanh về khối lượng của não.
Thời gian chuyển tiếp từ thời kỳ thứ nhất sang thời kỳ thứ hai chỉ có 2 tuần. Đặc điểm của giai đoạn chuyển tiếp là sự xuất hiện và việc củng cố các mối quan hệ giữa các phản xạ có điều kiện mọi hệ thống phân tích. Các phản ứng có điều kiện đầu tiên đã được chuyên môn hóa xuất hiện, khối lượng của não bộ tiếp tục tăng lên, quá trình phân biệt các tế bào thần kinh vỏ não một cách tích cực cũng diễn ra.

Thời kỳ thứ hai: Gồm quãng thời gian từ 5 - 6 tuần tuổi đến 8 - 12 tuần tuổi. Thời kỳ này có đặc điểm là các phản xạ có điều kiện hình thành với tốc độ nhanh, ở mức độ cao nhất và cường độ mạnh nhất. Các phản xạ có tính chất vui chơi và liên tiếp xuất hiện với cường độ lớn. Hệ thần kinh của chó con phản ứng nhạy nhất đối với các tác động (kích thích) phản xạ có điều kiện tích cực và kích thích các phản xạ có điều kiện không tích cực. Tính tích cực phát triển trong sự hoạt động của não và chủ yếu là ở vỏ não.
Thời kỳ thứ ba: Gồm quãng thời gian từ 3 - 6 tháng tuổi. Thời kỳ này diễn ra trên cơ sở của sự giảm dần mức tăng tương đối của não bộ. Từ 6 tháng, sự phát triển của toàn bộ não chấm dứt. Trong thời gian này, cường độ và mức độ của các phản xạ có điều kiện giảm đi. Các chỉ số hoạt động của các phản xạ có điều kiện được thay đổi đáng kể. Đến tháng tuổi thứ 3 diễn ra sự chuyên môn hóa tiếp theo của phản ứng thuộc về vận động có điều kiện. Ở thời kỳ này hình thành các đặc điểm logic điển hình của hệ thống thần kinh. Cùng với các động vật mà ở chúng có đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp ở các thời kỳ sớm hơn, còn xuất hiện các động vật có đặc tính hoàn toàn mới. Ở những con vật này, ví dụ xuất hiện phản xạ cảnh giới thụ động mà phản xạ này lại ít khi làm thay đổi hành vi của động vật, đồng thời nó xác định tất cả các đặc tính sau này của hoạt động thần kinh.
 


                                                                                                                                                     Theo VP

0 nhận xét: