CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HUẤN LUYỆN CHÓ

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HUẤN LUYỆN CHÓ
1. Những khái niệm cơ bản
Huấn luyện (Dressirovka) - từ một chữ của tiếng Pháp là Dresser, chữ này trong dịch thuật có nghĩa là huấn luyện cho thú vật. Huấn luyện, đây là việc tập luyện liên tục và có phương hướng cho thú vật quen với một cách hoàn toàn ở những điều kiện nhất định với những tác động phức tạp, đa dạng, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ. Những tác động này thực hiện đối với chó theo các tín hiệu (khẩu lệnh, điệu bộ bằng tay và nhiều cách khác) của người huấn luyện thú. Đồng thời, bên cạnh đó, người ta phải khu hãm những biểu hiện không cần thiết, gây cản trở cho công việc của các phản xạ (tác động). Ví dụ như: khi luyện tập cho chó tiến hành việc canh gác, người ta tạo cho nó có thói quen với sự cảnh giác lâu dài trong lúc làm nhiệm vụ, chủ động nhận thấy những sự thay đổi nhỏ nhất trong tình hình xung quanh (sự xuất hiện các tiếng động âm thanh, các xào xạc nhẹ, những sự vận động khi nhận thấy, những mùi mới lạ ...) từ nguồn thông tin không có tiếng động do những kẻ lạ mặt khi tiếp cận. Đồng thời với việc tạo các thói quen cần thiết ở chó, người ta phải kìm hãm sự biểu lộ các phản ứng bằng âm thanh (tiếng sủa) của chó khi đang bị tiếp nhận các kích thích (bị trêu chọc). Ở loại chó điều tra và loại chó cảnh giới được tạo các thói quen phục tùng chung như: đứng, ngồi, nằm, bò trườn, dừng các hành vi ngoài ý muốn lại theo các tín hiệu của huấn luyện viên dạy chó và các thói quen khác nữa.

Như vậy, quá trình bao gồm: việc tạo thói quen vận động cần thiết cũng như kìm hãm (hạn chế) những phản xạ (tác động) không cần thiết về đủ mọi thứ ở động vật, có nghĩa là gây sự ức chế các thói quen.

Người ta huấn luyện nhiều loại thú vật khác nhau và với nhiều mục đích khác nhau, nhưng không phải tất cả các loại thú vật đều chịu sự huấn luyện một cách dễ dàng như nhau. Thú vật mà ở nó có hệ thần kinh phát triển càng cao thì chúng càng chịu sự huấn luyện dễ dàng.

Quá trình thuần dưỡng gia súc từ thú hoang, nói đúng ra là một quá trình huấn luyện lâu dài để dẫn đến sự thay đổi phẩm hạnh của chúng, bởi sự mất đi những phản ứng hung dữ và xuất hiện các thói quen phục tùng và tình cảm gắn bó với con người.

Chó nói một cách so sánh là: dễ dàng chịu đựng việc huấn luyện đa dạng, do có một hệ thống thần kinh phát triển cao và các cơ quan cảm giác phát triển đặc biệt (khứu giác, thính giác, thị giác và các bản năng khác). Người ta huấn luyện cho chó nhiều mặt khác nhau của nghiệp vụ, cho việc săn bắn và cho cả việc biểu diễn xiếc. Từ ngày xửa ngày xưa, chó đã từng là người bạn đồng hành tin cậy và là kẻ giúp việc tận tụy cho con người. Người ta đã từng sử dụng chó trong các công việc đặc biệt và khác nhau ở các thời cổ đại rất xa xưa.

Trong điều kiện hiện nay, người ta huấn luyện chó để dùng vào công việc điều tra, canh gác, cảnh giới, kéo xe trượt tuyết, bảo vệ - tuần tra, chăn súc vật và nhiều công việc khác. Người ta đã dùng chó vào một số dạng khác nhau của công việc; huấn luyện chó để chuyên chở hàng hóa nhẹ, kéo người trượt tuyết, giữ vai trò dẫn đường cho người mù, làm nhiệm vụ cấp cứu.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, chó đã luyện tập quen với việc tìm mìn và mang chúng về để điều tra. Sử dụng chó với các khay xếp để vận chuyển đạn dược, tìm kiếm và chuyên chở thương binh ra khỏi bãi chiến trường ...

Chó là loại thú 4 chân đã được huấn luyện đặc biệt để bay trên các con tầu vũ trụ, thực tế đã giúp đỡ rất nhiều cho con người trong việc "nghiên cứu vũ trụ".

Người ta sử dụng vào huấn luyện và vào trong các mục đích khoa học để xác định mức độ phát triển ở động vật khả năng phân biệt tính chất các vật (hình dáng, trọng lượng, mùi vị, mầu sắc) và các âm thanh khác nhau, còn để thiết lập ở động vật một số kỹ xảo. Khi áp dụng (tiến hành) các thí nghiệm trước đó của mình; có được những thói quen mới, thay đổi hành vi dưới sự ảnh hưởng của con người.


Mục đích chủ yếu của việc huấn luyện chó nghiệp vụ là cố gắng đạt được khả năng điều khiển các hành vi của chúng nhờ các tín hiệu tương ứng của người huấn luyện thú hoặc do các tín hiệu từ tình hình xung quanh (các kích thích có điều kiện của tình hình không gian nơi đó). Về phương hướng, cần cố gắng đạt được hành động của chó hoàn toàn theo ý muốn. Ví dụ: việc tìm kiếm người hoặc thú vật theo dấu vết mùi vị của họ (của chúng) tìm kiếm trong khu vực địa hình mà tại đó có các những đối tượng cần truy nã đang lẩn trốn, kín đáo, bảo vệ các mục tiêu xác định; truy bắt và tóm giữ những tội phạm lẩn trốn; bảo vệ và chăn nuôi các loại gia súc ...

Cơ sở khoa học tự nhiên của việc huấn luyện thú là việc nghiên cứu về các chức năng của hệ thần kinh. Tâm sinh lý động vật là chức năng của bộ não. Não là thành phần tạo thành hệ thống thần kinh.

2. Phương hướng huấn luyện có hiệu quả
Việc tiến hành huấn luyện một cách rất thành thạo và sử dụng chó nghiệp vụ vào nhiều công việc đa dạng khác nhau được thực hiện theo phương hướng nghiên cứu sau:

a. Cơ sở lý luận của việc huấn luyện thú vật.

b. Kỹ thuật huấn luyện thú vật có nghĩa là điều chỉnh và hợp lý quá trình huấn luyện nhằm tạo ra các thói quen có kỷ luật chung và các thói quen đặc biệt ở chó nhờ các biện pháp và thủ pháp nhất định.

c. Tiến hành thực hành nghiệp vụ theo sự huấn luyện chó đối với các nghiệp vụ đặc biệt ở điều kiện dã ngoại (điều kiện như thực tế) dựa trên cơ sở khoa học của hệ thống luận chúng các bài học có nội dung cụ thể và chế độ rõ ràng của các nghiệp vụ trong khi hình thành các thói quen xác định trong mỗi công việc.

Người ta phân ra huấn luyện chung và huấn luyện đặc biệt cho thú vật và cũng phân ra tương tự như thế đối với việc huấn luyện chó nghiệp vụ.

Trong quá trình huấn luyện chung chó nghiệp vụ, người ta tạo ra các thói quen tương đối đơn giản nói chung thuộc về sự nghe lời, mà điều này cần thiết để có thể điều khiển chó thi hành một cách không điều kiện (trong tình huống bất kỳ) và nói riêng là hình thành các thói quen đặc biệt, phức tạp hơn trong việc sử dụng chúng vào công tác nghiệp vụ.

Người ta tạo cho chó thói quen phục tùng kỷ luật chung để có thể dùng chúng vào bất kỳ công việc nào (tìm kiếm, cảnh giới, chăn gia súc...)

Việc huấn luyện đặc biệt thường được dùng để tập cho chó quen với các chức trách của nghiệp vụ nhất định như tìm kiếm, canh gác, cảnh giới, chăn nuôi canh gác - bảo vệ, kéo xe và nhiều các chức trách khác. Các công việc này đạt được ở chó nhờ sự phát triển các phản xạ có điều kiện bẩm sinh và mới được hình thành.

Các thói quen phục tùng kỷ luận chung có nghĩa là sự vâng lời. Cái chính, yêu cầu đối với chó nghiệp vụ là biểu hiện rõ ràng với cái tín hiệu xác định của các thói quen đặc biệt (các tín hiệu) tương ứng với các thói quen. Các thói quen này cho chúng ta khả năng sử dụng chó vào công tác nghiệp vụ (bảo vệ mục tiêu bất kỳ nào đó, bảo vệ nhà cửa, chăn các loại gia súc, truy lùng tội phạm theo các mùi vị của chúng ...)

Trước khi huấn luyện chó, cần biết nên làm như thế nào. Nghiên cứu điều kiện và nghiên cứu quá trình phát triển của sự hình thành các thói quen này hoặc các thói quen nào đó, thực hành theo sự huấn luyện đến khi hoàn chỉnh các tác dụng đó, mà các tác dụng nhờ xuất phát từ yêu cầu huấn luyện. Cần phải được tập luyện kỹ càng vì thường thường việc lặp đi lặp lại đúng mực các tác động nhất định nhờ đó hình thành ở chó các thói quen này hoặc thói quen khác. Chỉ tập luyện tất cả các phẩm chất cần thiết, có thể đưa ra kế hoạch luyện tập chó theo một hệ thống cụ thể các bài học, như mọi người thường nói: không có gì thực hiện việc nghiên cứu tốt các cơ sở lý luận một cách khoa học.

Nghiên cứu khoa học và thực hành huấn luyện chó đã chứng tỏ rằng: để hình thành ngay cả chỉ một thói quen ở chó cần hệ thống toàn bộ các việc tập luyện có sự liên quan lẫn nhau, thực hiện theo trình tự xác định, qua một khoảng xác định của thời gian. Nhưng trong mỗi buổi tập được diễn ra phối hợp sự hình thành 2 - 3 thói quen. Chúng cần được hình thành một cách liên tục và như vậy 1 thói quen này không ảnh hưởng một cách tiêu cực đến sự bền vững của thói quen khác.

Phối hợp một cách liên tục sự hình thành tất cả các thói quen phục tùng kỷ luật chung cần thiết và các thói quen đặc biệt ở chó trong toàn bộ thời gian huấn luyện. Sự phối hợp theo thể chế bởi mục tiêu của các hệ thống công việc riêng (bài học) với chế độ cụ thể của sự hình thành các phản xạ nhất định (các thói quen) từ mỗi thói quen tạo thành hệ thống phối hợp liên tục của công việc huấn luyện. Thêm vào đó sự gián đoạn thời gian một khoảng nhất định giữa các bài học cần được tuân thủ trên cơ sở có tính đến các quy luật hoạt động của hệ thần kinh cao cấp ở chó và tính đến các mối quan hệ đa dạng của các điều kiện mà việc huấn luyện được tiến hành trong các điều kiện này. Hệ thống có căn cứ cụ thể khoa học như vậy của các bài học đảm bảo hơn cho việc chuẩn bị nhanh chóng và chó chất lượng khi dùng chó đối với nghiệp vụ này hoặc nghiệp vụ khác.

Khi tuân theo hệ thống cụ thể của việc huấn luyện thú cần phải thực hiện một cách sao cho có thái độ riêng biệt đối với mỗi loại thú với sự tính đến đặc điểm riêng tâm sinh lý của chúng và xem xét các kinh nghiệm đã trải qua có ý nghĩa là tính đến thói quen đã được hình thành trong quá trình sống.
Chó đã trải qua huấn luyện theo hệ thống các bài học xác định, được sử dụng cho những mục đích công việc khác nhau. Nhưng để cho chất lượng công việc của chó không giảm sút và ngược lại, được phát triển và được hoàn thiện thêm cho phù hợp với điều kiện đa dạng của việc sử dụng chúng, thì cần tiến hành một cách định kỳ việc huấn luyện chó nghiệp vụ.


Người huấn luyện chó cần phải sử dụng khéo léo các khả năng bẩm sinh của chó (thính mũi, thính tai, mắt tinh và nhiều bản năng khác nữa). Sử dụng các đặc điểm trong hành vi của chó (thói quen tự nhiên, tập quán) các phản ứng vận động và phát triển hoàn thiện các phẩm chất mới của hành vi, các phẩm chất theo ý muốn để cho các nghiệp vụ. Thêm vào đó rõ ràng điều quan trọng là phải biết giới hạn khả năng của thú vật để bằng biện pháp tốt nhất sử dụng khả năng và các đặc điểm tự nhiên của chúng.

Mọi người dạy thú cần phải nghiên cứu hệ thành kinh và các quy luật điều kiển sự hoạt động của chúng. Không có sự nghiên cứu này thì không thể hiểu được rằng bằng cách nào để một trong các đặc tính chủ yếu nhất của động vật cao cấp thực hiện được khả năng thích nghi (sự mô phỏng) với môi trường xung quanh và việc nghiên cứu điều này cũng rất quan trọng trong quá trình dạy, luyện thú. Động vật thích nghi được với điều kiện và các tác động có hệ thống do người dạy thú tạo ra, nói cách khác tất cả các quy tắc và hệ thống huấn luyện được xuất phát từ các hiểu biết đúng đắn các quy luật hoạt động của hệ thần kinh cao cấp ở chó.

Như vậy, việc giải quyết có kết quả các nhiệm vụ trong huấn luyện và sử dụng chúng vào nghiệp vụ có thể chỉ trên cơ sở nghiên cứu sinh lý hoạt động thần kinh cao cấp ở chó.

3. Hệ thần kinh
Người ta nghiên cứu về việc huấn luyện thú vật từ thời cổ đại xa xưa rồi, tuy vậy cơ sở khoa học của nó mới được thiết lập chỉ ở thời kỳ cuối thế kỷ XIX và sang đầu thế kỷ XX.

Việc huấn luyện hiện đại thú vật, biện pháp của nó hình thành các thói quen theo một trình tự nhất định dựa trên cơ sở của học thuyết Pavlov và các học trò của ông về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp động vật. Hoạt động này làm cho các chức năng cơ thể tồn tại đối với các điều kiện thay đổi liên tục. Phẩm chất của thú vật phụ thuộc vào điều kiện sống của chúng và các nhu cầu của cơ thể.

Hệ thần kinh động vật được cấu tạo rất phức tạp và sự làm việc của nó hết sức hoàn thiện. Nó điều khiển tất cả các quá trình trong cơ thể, qua nó xẩy ra sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với cơ thể. Nào là chỗ lũy các kinh nghiệm của động vật, nơi chứa các cơ quan trung tâm cảm giác, trí nhớ và các quá trình tâm lý học khác.

Tâm lý học và não hoạt động tâm lý động vật có sự liên quan đến não. Chúng có khả năng cảm nhận có nghĩa là bằng hệ thần kinh của mình phản hồi lại các tác động từ thế giới bên ngoài và môi trường bên trong của cơ thể.
Cảm giác có nhiều loại: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, cảm giác thay đổi vị trí cơ thể trong không gian, vận động cơ bắp, bệnh tật, cảm giác cơ thể (đói khát) và nhiều cảm giác khác. Ở chỗ nào không có cảm giác thì ở nơi đó không có biểu hiện tâm lý.

Có thể hệ thống hóa hoạt động tâm lý như sau: do sự kích thích đầu mút của thần kinh cảm giác có nghĩa là các kích thích (tác động) lý học của các tác nhân đến dây thần kinh sinh ra quá trình sinh lý học, đó là sự hưng phấn. Nó đi đến vỏ não và dẫn đến sự phát sinh chỗ này hoặc chỗ khác các cảm giác, đó là quá trình tâm sinh lý. Đấy là quá trình cùng xảy ra sau hoạt động này hoặc hoạt động khác của cơ thể, mà cơ thể được thường xuyên kiểm soát từ vỏ não bộ nhờ mối liên hệ ngược. Không có mối liên hệ ngược này có nghĩa là không có các tín hiệu đến não, có khả năng điều chỉnh các tác động, mà các hoạt động phối hợp một cách hợp lý, không một mảy may có thể thực hiện được. Ví dụ: ở con chó bị đói xuất hiện phản ứng vận động theo hướng tìm kiếm thức ăn, nó được điều chỉnh nhờ các xung động phát từ vỏ não, hoặc là nếu một gai nhọn đâm vào chân chó thì chó có cảm giác đau và co rụt thật nhanh chân lại. Ở đây sự liên hệ mật thiết có thể thấy được giữa kích thích bên ngoài (vật nhọn đâm) và sự phản ứng cơ bắp thịt (co rụt chân). Từ một việc này đến việc khác xảy ra nhanh như chớp; cũng như vậy, tín hiệu đi đến nhanh như chớp trong sự tác động lý tưởng. Nếu trong một lần co rụt chân không giải thoát nó khỏi kích thích thì sự co rụt chân sẽ thực hiện nhiều lần, sẽ không ngừng lại nếu không đạt mục đích.

Như vậy, sự tác động của các tác nhân kích thích phản ánh quan hệ thần kinh trung ương và xuất hiện hoạt động xác định của cơ thể, đưa đến các kích thích phát sinh từ thần kinh cảm giác đến việc xảy ra vận động trong trường hợp này ở trung tâm đầu não, tâm lý dưới sự kiểm soát và với sự tham gia của các trung tâm đầu não, như thế trong tất cả cử động của thân thể hoạt động cùng một mục đích.

Tâm lý động vật được phát sinh và phát triển dưới sự liên quan với các điều kiện đa dạng của môi trường xung quanh. Nhờ hoạt động tâm lý trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, động vật thích nghi tốt với sự thay đổi điều kiện của môi trường xung quan. Đây là thời kỳ phát triển tâm lý gọi là thói quen. Các thói quen đó là toàn bộ các phản xạ có điều kiện, được hình thành do cuộc sống riêng lẻ của động vật, tạo thành từ các kinh nghiệm của chúng. Tâm lý được thể hiện ở chó như ở các loài và tâm lý được biểu hiện, nói riêng trong nó một khả năng lớn đối với việc huấn luyện đa dạng và việc sử dụng nghiệp vụ nhiều nhất.

Phản xạ là sự phản ứng theo quy luật của cơ thể để đáp lại sự tác động của các kích thích ở bên ngoài và ở bên trong. Phản xạ được thực hiện nhờ hệ thống thần kinh trung ương. Căn cứ vào sự phân tích rất nhiều nhân tố, các nhà bác học đã chỉ ra rằng: công việc của não có tính chất phản xạ.

Tất cả các động tác phức tạp của hành vi (theo nhiều cơ chế liên tiếp) đều gây ức chế đối với phản xạ. Hành vi của động vật là sự thiết lập sự cân bằng với môi trường xung quanh, thích ứng với nó, cho phép duy trì hoạt động sống bình thường. Hành vi của động vật cơ bản xuất hiện ở chúng khi ăn thức ăn, khi bảo vệ khỏi các tác động nguy hại và khi sinh sôi nảy nở.

Phản xạ là đa dạng cơ bản sự hoạt động của hệ thần kinh và sự liên hệ của cơ thể với môi trường xung quanh, phản xạ luôn được gây ra do các nguyên nhân nhất định.

Tùy theo đặc điểm sinh lý học và vai trò sinh hoạt của các phản xạ não, chia thành phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện. Trong sự thốn nhất của các phản xạ có điều kiện và không điều kiện đạt được, người ta xác định hành vi của động vật, như vậy phản xạ có điều kiện sinh ra và thi hành chức năng trên cơ sở các phản xạ không có điều kiện, còn các phản xạ không điều kiện phức tạp được thực hiện khi có sự tham gia thường xuyên của vỏ não. Con người khi tác động vào cơ thể của chó bằng các kích thích nhất định, thay đổi hành vi của chúng theo hướng cần thiết và tập cho chúng quen như thế đối với các nghiệp vụ nhất định.

Hoạt động thần kinh cao cấp của chó: học thuyết nổi tiếng của I.P.Pavlov về hoạt động thần kinh cao cấp là nền tảng cho sự huấn luyện chó nghiệp vụ. Căn cứ vào học thuyết đó thì tất cả các phần của hệ thần kinh tương ứng kể cả phần cao nhất của nó là bán cầu đại não làm việc theo nguyên lý phản xạ, có nghĩa là: một hoạt động thần kinh bất kỳ đều là các phản xạ, được kích thích bởi chấn động bên ngoài, nhờ chấn động đó mà tác nhân kích thích bất kỳ được nhận biết, tác động từ môi trường bên ngoài hoặc từ bên trong cơ thể nhưng hiện có ngoài hệ thần kinh và đầu mút của nó.

I.P.Pavlov đã nghiên cứu cơ thể có sự quan tâm đến mối liên hệ của nó với môi trường xung quanh, môi trường được hiểu là toàn bộ các kích thích, mà các kích thích cho cơ thể sinh vật có thể là có lợi, có hại hoặc không gây tác dụng gì cả. Cơ thể phản ứng lại các tác động của các kích thích này. Phản ứng trả lại đúng đắn đảm bảo cho sự tương quan bình thường của cơ thể đối với môi trường xung quanh. Sự rối loạn mối tương quan này biểu hiện ở hình thức bình thường đối với các kích thích dẫn đến sự mắc bệnh tật hoặc là làm chết động vật.

Công việc của hệ thần kinh để đảm bảo sự liên hệ cơ thể với môi trường bên ngoài gọi là hoạt động thần kinh cao cấp. Nó được thực hiện dưới hình thức các phản xạ có điều kiện có nghĩa là sự liên hệ tạm thời của cơ thể với môi trường. Nó tạo ra các phản xạ có điều kiện là vỏ bán cầu đại não. Nếu ở con chó cắt bỏ vỏ não, tất nhiên sẽ thay đổi hành vi của nó, nó trở nên hoàn toàn không có khả năng sống. Như vậy, khi cắt bỏ vỏ não của chó, sẽ nhận được một điều là chó sẽ mất các phản xạ có điều kiện đã có được và không có khả năng tạo được các phản xạ có điều kiện mới nữa. Nhưng các phản xạ bản năng, phản xạ không có điều kiện ở chó được bảo toàn, bởi vì chúng được thực hiện bởi những phần của hệ thần kinh trung ương, bố trí phía dưới của vỏ não. Các phản xạ không điều kiện đảm bảo sự diễn biến trong một mức độ của các quá trình sống là sự hô hấp, sự làm việc của tim, chuyển hóa thức ăn, trao đổi chất và nhiều việc khác. Nhưng vỏ đại não điều chỉnh tất cả các quá trình trong cơ thể và làm cho nó có mối liên hệ với môi trường tại nơi đang sống. Các phản xạ không điều kiện, đây là các hoạt động thần kinh bậc thấp.

Các phản xạ có điều kiện thuộc về cơ sở của tâm lý động vật, các phản xạ không điều kiện thuộc về cơ sở các biểu hiện bản năng của hành vi. Nhưng cần phải xem xét chúng trong một thể thống nhất và liên quan lẫn nhau, chúng hoạt động như một hệ thống có mục đích thống nhất, như tất cả các phản ứng của cơ thể và chúng (các phản xạ) xác định hành vi toàn bộ của động vật. Các phản xạ có điều kiện sinh ra trên cơ sở các phản xạ không điều kiện, còn các phản xạ không điều kiện phức tạp nhất được thực hiện khi có sự tham gia thường xuyên của vỏ não. Sự cân bằng thường xuyên được duy trì giữa sự hoạt động của vỏ não và phần dưới vỏ não.


Trên cơ sở của những hiểu biết có tính quy luật của hoạt động thần kinh cao cấp ở chó, người ta tạo ra những tập hợp khác nhau của các phản xạ có điều kiện, cần thiết để điều khiển hành vi của động vật và sử dụng chúng vào công việc nghiệp vụ.

4. Các cơ quan thụ cảm và các cơ quan phân tích
Cơ quan thụ cảm (cơ quan cảm giác) - đây là sự cấu tạo từ bó dây thần kinh cảm giác, thu nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Đối với các cơ quan thụ cảm bên ngoài (chúng còn được gọi là cơ quan ngoại cảm thụ) bao gồm các cơ quan như: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác (da). Chúng thu nhận những kích thích bên ngoài (ánh sáng, âm thanh, mùi, nhiệt độ ...) biến đổi chúng thành các xung thần kinh. Các xung thần kinh này theo các dây thần kinh cảm giác truyền về não những thông tin về trạng thái của môi trường xung quanh. Khi rối loạn công việc của các cơ quan thụ cảm bên ngoài, ở não không sinh ra sự cảm giác và thú vật bị đắm chìm trong giấc ngủ sâu và dài.

Vai trò của các cơ quan thụ cảm ở chó nghiệp vụ trong việc hình thành các thói quen cần thiết cực kỳ vĩ đại. Người huấn luyện viên ảnh hưởng đến các hành vi của chó qua các cơ quan thụ cảm. Như vậy, nếu huấn luyện viên ấn vào một khu vực nào đó trên da chó, để đáp lại sinh ra cảm giác sự tiếp xúc, áp lực, đau kèm theo các vận động nhất định của chó. Khi biết khả năng của các cơ quan cảm giác của chó, huấn luyện viên có thể điều khiển thành thạo các hành vi của chúng.

Một số lớn cơ quan thụ cảm có trong bắp thịt, khớp xương, gân chằng. Đấy là các cơ quan cảm thụ bản thể. Các cơ quan này tạo điều kiện thực hiện sự vận động cơ bắp phù hợp của chó, kết quả sinh ra "cảm giác cơ bắp". Các cảm giác bắp thịt giữ vai trò trong việc đánh giá khoảng cánh và sự định hướng trong không gian.

Các cơ quan bên trong: tim, phổi, thận, ống dạ dày, ruột, mạch máu,... cũng có các cấu tạo thần kinh cảm giác - thụ cảm (nội thụ quan). Chúng có sự cảm giác mạnh với sự tác động của các kích thích hoá học, nhiệt, cơ khí và các kích thích khác. Các cơ quan thụ cảm này thu nhận và truyền đến vỏ đại não tất cả sự biến đổi trong công việc của các cơ quan bên trong. Ví dụ: thành của bóng đái (bàng quang) khi chứa đầy trong nó nước tiểu thì bị căng ra và gây kích thích cơ quan thụ cảm nằm ở trong màng bóng đái. Sự kích thích đi đến các trung tâm của bộ não, sau đó truyền đến các thần kinh vận động và dẫn đến các bắp thịt của thành bóng đái, chúng sẽ co rút và sẽ xảy ra sự tiểu tiện. Nếu trong các mô của cơ thể bị giảm lượng nước, trong vỏ não truyền đi các xung tương ứng và động vật bắt đầu có cảm giác khát. Như vậy cơ thể động vật điều chỉnh đối với sự thay đổi môi trường bên trong của thân thể.

Các cơ quan thụ cảm phân tán trong tất cả thân thể. Như các cơ quan thụ cảm về sự đau đớn có trong da, bắp thịt, xương, các nội quan. Cảm giác đau đớn sinh ra bởi áp lực, nhiệt độ nóng, lạnh, dòng điện, kéo căng, chất hóa học...

Các cơ quan ngoại thụ cảm được phân bố trong cấu trúc ở một chỗ nhất định được thích ứng đối với sự nhận biết chỉ những kích thích nhất định: mặt cảm nhận kích thích ánh sáng, tai kích thích âm thanh.

Các cơ quan thụ cảm có khả năng thích ứng với các kích thích có cường độ khác nhau: mắt quen với bóng tối và ánh sáng; khi thường xuyên lặp lại các âm thanh mạnh (sự nổ súng), chó dần dần quen với chúng. Khi hít lâu dài các mùi nhất định thì sự cảm nhận của khứu giác giảm sút. Điều đặc biệt này cần được chú ý khi huấn luyện chó và sử dụng chúng trong nghiệp vụ.

Nhờ có các cơ quan thụ cảm bên ngoài và bên trong, vỏ đại não nhận số liệu dưới dạng xung thần kinh về môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể và thực hiện các hoạt động phù hợp của các cơ quan khác nhau và cơ thể một cách hoàn toàn với sự tác động tương quan với môi trường bên ngoài.

Các cơ quan phân tích: đây là các cấu tạo thần kinh phức tạp, được bắt đầu từ cơ quan thụ cảm và được kết thúc ở vỏ não. Như vậy thì cơ quan phân tích thị giác đây là: mắt, dây thần kinh mắt và khu thị giác thuộc vỏ đại não.

Động vật nhìn các vật không phải bằng những con mắt mà còn nhờ cơ quan phân tích thị giác. Nếu rối loạn sự liên hệ giữa mắt và não, sự thị giác biến mất.

Các cơ quan phân tích thực hiện việc phân tích các kích t hích đưa vào từ môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể.

Hành vi của chó truy lùng, ví dụ như làm nghiệp vụ theo vết mùi của người, được thực hiện nhờ sự hoạt động của nhiều cơ quan phân tích chẳng hạn như khứu giác, thị giác, thính giác, vận động, tiền đình ...

Trong điều kiện tự nhiên, tập hợp các kích thích tác động đến cơ thể như: âm thanh, thị giác, mùi vị ... từ những tác động của những kích thích khác nhau: thị giác, thính giác, nhiệt độ, xúc giác, khứu giác, cảm giác vận động và vị trí thân thể (cảm giác cơ bắp), đau đớn, cảm giác đói, khát, mệt mỏi... Trong vỏ não xảy ra sự đánh giá (phân tích) các kích thích và tách ra khỏi chúng những kích thích quan trọng hơn và xác định các sự liên hệ (tổng hợp) của các kích thích với sự hoạt động của các cơ quan này hoặc cơ quan kia. Kết quả là sinh ra các phản ứng đáp lại cụ thể của cơ thể với kích thích quan trọng thuộc về sự sống. Chó nghiệp vụ phân biệt rõ ràng những khẩu lệnh thông thường trong các khẩu lệnh mệnh lệnh hoặc đe dọa. Nó phân biệt được chủ của nó trong những người lạ mặt, đặc biệt phân biệt các mùi cần thiết trong nhiều mùi khác nhau của các mùi tương tự ...

Phân tích và tổng hợp cao cấp ví dụ các kích thích thính giác diễn ra trong vùng thính giác (thái dương) của vỏ não thị giác là của vùng chẩm ... nghĩa là cho mỗi cơ quan phân tích, ở vỏ não có một khu vực xác định (trung tâm), ở đây xảy ra sự phân tích và tổng hợp tinh vi các kích thích. Cùng với điều đó, có các phần rải rác của cơ quan phân tích trong các phần khác nhau của vỏ não, mà các phần này không có khả năng đối với các phân tích và tổng hợp phức tạp. Các vùng phân tích khác nhau của vỏ não nằm trong sự liên hệ qua lại chặt chẽ. Vỏ não thực hiện chức năng như một thể thống nhất toàn bộ.
Trong tất cả mọi sự đa dạng của các phản xạ bẩm sinh cơ bản, trong đó có cả các bản năng, thì các phản xạ bẩm sinh và các bản năng chỉ đảm bảo cho cơ thể thích nghi với các điều kiện thay đổi và chỉ là nền mà trên cái nền đó, trong quá trình của cuộc sống, các phản ứng thích nghi (các phản xạ có điều kiện) được hình thành.

5. Các phản xạ có điều kiện
Các phản xạ có điều kiện là các phản ứng trả lời đối với các kích thích có điều kiện, là các phản ứng không bẩm sinh mà có được, là do ảnh hưởng của rất nhiều các điều kiện thay đổi (chúng được gọi chính xác là các phản xạ có điều kiện) trong quá trình quan hệ hỗ tương của cơ thể động vật với môi trường xung quanh. Các phản xạ có điều kiện có thể xuất hiện và có thể biến mất; chúng xuất hiện trên cơ sở của các phản xạ không điều kiện và trên cơ sở của các phản xạ có điều kiện đã hình thành từ trước.

Với sự lớn và phát triển của chó con, số lượng các phản xạ có điều kiện ở nó cũng tăng lên và làm cho nó có những kinh nghiệm riêng. Rất nhiều các phản xạ khác nhau xuất hiện và bị phá vỡ bởi các điều kiện sống thay đổi.

Con người hình thành các phản xạ có điều kiện bằng cách tác động lên chúng những kích thích, xác định, nhờ các phản xạ này mà con người điều khiển được các hành vi của chó và sử dụng chó nghiệp vụ này hoặc nghiệp vụ khác.
Các vận động cơ bản của chó là: ngồi, nằm, khi chạy và khi bơi, đây là các phản xạ trạng thái không điều kiện bẩm sinh. Nhưng để gây ra các vận động này ở chó theo ý muốn của huấn luyện viên bằng cách phát ra các khẩu lệnh tương ứng thì cần phải hình thành các phản xạ có điều kiện đối với khẩu lện ngay từ đầu.

Việc này được tiến hành như sau: Khẩu lệnh (1 từ nhất định) phải đi liền với kích thích nào gây ra phản xạ không điều kiện ở chó. Ví dụ, huấn luyện viên trong khi giữ chó bằng dây cương, thì phát lệnh "ngồi xuống" và đồng thời tay phải giật dây cương về phía trên - ra đằng sau, còn tay trái thì ấn vào phần xương cùng của chó. Điều này bắt buộc chó phải ngồi xuống. Việc ấn bằng tay vào phần xương cùng của chó chính là kích thích không điều kiện gây ra phản xạ không điều kiện. Chó sẽ chỉ ngồi xuống theo khẩu lệnh "ngồi xuống" nếu khẩu lệnh này được củng cố thêm nhiều lần (củng cố kích thích có điều kiện) bằng kích thích không điều kiện đã được chỉ ra. Để cho việc hình thành một phản xạ có điều kiện cụ thể một cách nhanh chóng, và để phản xạ có điều kiện cụ thể ấy được củng cố bền vững thì sau khi chó đã biết ngồi theo khẩu lệnh, phải cho nó bánh kẹo (hoặc miếng thịt).

Theo nguyên tắc này có thể hình thành các phản xạ có điều kiện cả đối với các khẩu lệnh khác.

Các phản xạ có điều kiện có thể được hình thành không những chỉ đối với các kích thích riêng biệt mà còn đối với một tập hợp hoàn chỉnh các kích thích. Các kích thích tập hợp có ý nghĩa to lớn trong việc huấn luyện chó. Chính huấn luyện viên cũng là một kích thích tập hợp đối với sự tác động lên chó bằng mùi riêng biệt của mình, bằng giọng của mình, bằng các cử chỉ, các chuyển động và hình thức quần áo của mình …

6. Sự hình thành các phản xạ có điều kiện
Để hình thành các phản xạ có điều kiện ở chó trong quá trình huấn luyện thì cần phải biết các điều kiện chủ yếu của việc hình thành chúng. Các điều kiện chủ yếu đó là:

a- Sự có mặt của 2 kích thích. Một trong 2 kích thích được gọi là kích thích dửng dưng (thờ ơ, bàng quan); kích thích đó sau này trở thành kích thích có điều kiện, còn kích thích nữa là kích thích không điều kiện.

b- Việc áp dụng 2 kích thích này phải tiến hành đồng thời. Tốt nhất là kích thích (tín hiệu có điều kiện) gây ra phản xạ có điều kiện được áp dụng sớm hơn kích thích không điều kiện khoảng độ 1 -2 giây. Ở ví dụ nêu trên thì kích thích không điều kiện là sự giật mạnh dây cương.

c- Lặp lại nhiều lần sự phối hợp của kích thích dửng dưng (tín hiệu có điều kiện) với sự tác động của kích thích không điều kiện (sự củng cố thêm). Trong những điều kiện của phòng thí nghiệm, việc phối hợp tín hiệu có điều kiện với việc củng cố thêm diễn ra khoảng chừng 5 phút một lần khi hình thành các phản xạ có điều kiện thuộc về ăn uống, thì cho phép có thể tiến hành từ 8 - 10 sự phối hợp như vậy trong 1 ngày. Nếu tăng số lần phối hợp thì sẽ không những không làm cho phản xạ có điều kiện hình thành nhanh mà ngược lại, quá trình dập tắt có củng cố thêm sẽ phát triển. Trong khi huấn luyện thật chế độ các bài tập luyện phải được xác định tuỳ thuộc vào tính chất của kỹ năng đang được hình thành và tuỳ thuộc vào các đặc điểm của hệ thống thần kinh của chó (từ 3 - 20 bài tập luyện).

d- Sự vắng mặt của các kích thích lạ, các kích thích gây ra phản ứng định hướng ở chó, chẳng hạn khi có tiếng nổ bất ngờ thì chó cảnh giác, quay về phía có tiếng nổ. Do có tiếng nổ, chó không phản xạ lại tín hiệu của huấn luyện viên. Do đó, lúc đầu việc hình thành từng kỹ năng ở chó, phải được tiến hành trong hoàn cảnh không có các kích thích lạ mạnh mẽ. Các huấn luyện viên phải đứng cách xa nhau với khoảng cách tương đối lớn. Tiếp theo, khi các phản xạ có điều kiện đã được hình thành thì phải phức tạp hoá dần dần hoàn cảnh để chó sẽ hoạt động theo các tín hiệu của huấn luyện viên trong bất kỳ điều kiện phức tạp nào của môi trường xung quanh.

e- Cường độ hưng phấn do kích thích không điều kiện gây lên (sự củng cố thêm) phải lớn hơn so với cường độ hưng phấn đối với tín hiệu có điều kiện. Cần phải áp dụng các kích thích có điều kiện có cường độ vừa đủ. Đối với các kích thích có điều kiện thì các phản xạ hình thành chậm và phản ứng thể hiện rất yếu, uể oải. Các khẩu lệnh được phát ra trong khi huấn luyện phải đảm bảo cho việc hình thành các phản xạ có điều kiện một cách nhanh chóng và đảm bảo cho chó có thể thực hiện một cách có nghị lực các kỹ năng mà nó đã có. Nhưng cường độ của các kích thích có điều kiện không cần thiết phải quá mạnh, bởi vì điều đó sẽ ngăn chặn việc hình thành các phản xạ có điều kiện, đặc biệt là đối với những con chó có hệ thống thần kinh yếu, còn thông thường thì trong các trường hợp như vậy các phản xạ nói chung là không được hình thành. Ví dụ, nếu phát lệnh "ngồi xuống" rất to mà lại không dùng tay ấn vào vùng xương cùng của chó mà chỉ đụng nhẹ vào (kích thích yếu) thì phản xạ đối với khẩu lệnh này không được hình thành.

f- Các phản xạ có điều kiện mạnh mẽ được hình thành chỉ trên cơ sở của các phản xạ không điều kiện mạnh mẽ.

Như đã nói ở trên, các kỹ năng phức tạp như chặn giữ người chạy chốn, truy lùng theo các dấu vết có mùi và 1 loạt các kỹ năng khác được hình thành ở chó trên cơ sở của phản xạ phòng thủ tích cực. Phản xạ này càng ở trong tình trạng tích cực thì các phản xạ có điều kiện trên cơ sở của phản xạ này sẽ được hình thành càng nhanh.. Nếu cũng chính phản xạ phòng thủ tích cực ở chó thể hiện yếu ớt thì tính tích cực của phản xạ phải được tăng cường bằng một loạt các bài tập luyện liên tục theo sự phát triển của phản ứng xâm lượng (hung dữ) ở chó.

g- Sức khoẻ và sự sảng khoái của chó cũng là một điều kiện quan trọng, nghĩa là khả năng làm việc tốt (chuẩn mực, bình thường) của hệ thống thần kinh của chó cũng là điều kiện quan trọng. Khả năng làm việc của hệ thống thần kinh bị yếu đi nhanh chóng nếu chó bị ốm, bị nhiễm các chất độc hoặc chó bị đói…

Cũng cần phải tính đến sự tác động của các kích thích như sự đầy nước tiểu, đầy phân ở trực tràng … đó là các kích thích ức chế các phản xạ có điều kiện. Do đó, trước khi bắt đầu công việc, cần phải đi dạo cùng với chó và cho chó thực hiện những điều cần thiết tự nhiên (cho chó đái, ỉa). Phản xạ thuộc về giống không điều kiện xuất hiện ở con chó đực khi nó gần chó cái trong thời kỳ động đực hoặc khi chó đực đến chỗ chó cái ở, thì sẽ ức chế việc hình thành các kỹ năng cần thiết ở chúng. Nhưng thực tế như gió mạnh, mưa, tuyết, nhiệt độ không khí cao hay thấp … đều ức chế việc hình thành các phản xạ có điều kiện.

Sự mô phỏng đóng vai trò tích cực. Nếu chó quan sát các hoạt động nhất định của con chó khác được huấn luyện tốt thì việc hình thành các kỹ năng mà nó đã được quan sát một cách thụ động sẽ hình thành rất nhanh ở nó.
Các phản xạ vận động có điều kiện hình thành nhanh hơn, nếu chó tự thực hiện các vận động cần thiết và các vận động cần thiết đó được huấn luyện viên củng cố thêm đúng lúc. Ví dụ, có thể gây ra vận động thụ động từ chó khi ấn tay vào vùng xương cùng của chó và chó sẽ ngồi xuống. Nhưng phản xạ đối với khẩu lệnh "ngồi xuống" sẽ được hình thành nhanh hơn nếu tạo ra những điều kiện để chó sẽ tự bắt đầu ngồi xuống và ngay lúc đó phát lệnh rồi sau đó củng cố thêm hoạt động đó bằng kích thích không điều kiện, đó là bánh kẹo (phương pháp thúc đẩy).

Để việc hình thành các phản xạ có điều kiện có kết quả trong quá trình huấn luyện chó thì điều quan trọng là huấn luyện viên phải đối xử thận trọng và âu yếm đối với chó. Nếu đối xử thô bạo đối với chó thì các phản xạ có điều kiện sẽ không được hình thành ở chó, vì sự hình thành các phản xạ có điều kiện đã bị các phản ứng bảo vệ của cơ thể ức chế.

7. Cơ chế sinh lý của việc hình thành các phản xạ có điều kiện
Như trên đã nói, phản xạ có điều kiện được hình thành là do các động tác đồng nhiều lần và đồng thời hai kích thích lên các cơ quan thụ cảm, mà 1 trong 2 kích thích đó lúc đầu là kích thích dửng dưng đối với phản ứng, kích thích thứ 2 gây ra phản ứng (kích thích không điều kiện).

Trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện, kích thích dửng dưng trở thành có điều kiện và gây ra phản xạ có điều kiện, nghĩa là gây ra phản ứng mà kích thích thứ hai cũng gây ra.

Ví dụ, nếu tác động lên chó bằng kích thích âm thanh - chẳng hạn khẩu lệnh "ngồi xuống" và đồng thời tác động cả kích thích cơ học lên chó - chẳng hạn ấn tay vào vùng xương cùng của chó, thì khẩu lệnh "ngồi xuống" sẽ được cơ quan thính giác tiếp nhận và hưng phấn xuất hiện, rồi theo các dây thần kinh cảm giác đi đến vỏ đại não (trung tâm thính giác), gây ra hưng phấn của một nhóm tế bào thần kinh nhất định của vỏ não (vùng hưng phấn đầu tiên). Cùng lúc đó, do tác động bằng tay lên da ở vùng xương cùng của chó thì cũng xuất hiện hưng phấn. Sự hưng phấn này cũng theo các dây thần kinh cảm giác đi đến vỏ não (trung tâm vận động) và gây ra hưng phấn của nhóm tế bào khác (vùng hưng phấn thứ hai). Chó ngồi xuống.

Khi chấp hành chế độ các bài tập luyện xác định, nếu trong nhiều ngày tác động của 2 kích thích này được lặp lại thì ở vỏ não sẽ hình thành tính bền vững của sự liên hệ giữa 2 trung tâm - trung tâm thính giác và trung tâm vận động.

Sau đó phát khẩu lệnh "ngồi xuống" vừa đủ thì hưng phấn trong vỏ não sẽ từ trung tâm thính giác đi đến trung tâm vận động, sau đó theo các dây thần kinh vận động đến các bắp thịt và chó ngồi xuống. Lúc này hưng phấn thần kinh xuất hiện, hưng phấn thần kinh phát tín hiệu ngược trở lại đến hệ thống thần kinh trung ương về hoạt động đã được thực hiện.

Do đó, vòng liên hệ giữa 2 trung tâm thần kinh hưng phấn ở vỏ đại não đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành các phản xạ có điều kiện. Sau đó một kích thích không điều kiện (trước đây là kích thích dửng dưng) sẽ gây ra phản ứng mà chính kích thích không điều kiện xảy ra. Kích thích có điều kiện dường như thay thế hoạt động của kích thích không điều kiện, hoặc như người ta thường nói, kích thích có điều kiện là tín hiệu hoạt động của kích thích không điều kiện. Trên cơ sở này, các phản xạ có điều kiện còn được coi là các phản xạ khép kín các phản xạ có tín hiệu.

Cung phản xạ có điều kiện phức tạp hơn nhiều so với cung phản xạ không điều kiện. Vòng cung phản xạ có điều kiện xảy ra chỉ trong vỏ não giữa các trung tâm nhất định. Các ví dụ đã được xem xét của cơ chế tạo thành phản xạ có điều kiện đã nêu hoàn toàn là công thức và giản lược. Thực tế thì mỗi phản xạ đều liên quan với rất nhiều các phản xạ khác nhau và phản ứng kích thích diễn ra một cách hoàn toàn phức tạp. Tuy nhiên, cơ chế của sự hình thành các phản xạ có điều kiện thường dẫn đến vùng liên hệ các vùng hưng phấn ở vỏ đại não cùng với điều kiện có sự tham gia của các phần cấu tạo dưới vỏ não.

8. Các dấu hiệu chung của phản xạ có điều kiện
Tất cả các phản xạ có điều kiện có các dấu hiệu sau:

a- Chúng là các phản ứng thích nghi của cơ thể

b- Sự biểu hiện của chúng là được quy định bở các bộ phận cao cấp của hệ thần kinh trung ương

c- Chúng có trong quá trình sống của động vật bằng con đường hình thành các liên hệ thần kinh tạm thời và biến mất nếu sau khi kích thích chúng điều kiện lại thay đổi.

d- Chúng là phản ứng dự phòng của cơ thể

Căn cứ vào các tín hiện nhất định, cơ thể có thể chuẩn bị bảo vệ hay chuẩn bị tấn công sớm hơn, kịp thời phát hiện ra mồi hoặc thoát khỏi nguy hiểm. Đối với điều này, phản xạ có điều kiện đóng vai trò sống còn đặc biệt.

Sự có mặt của các phản xạ có điều kiện, cho phép hành động có khả năng định hướng theo các tín hiệu của các kích thích có lợi hoặc có hại chuẩn bị phản ứng lại chúng khi các kích thích đó chưa có.

9. Các phản xạ có điều kiện tự nhiên và nhân tạo
Các phản xạ có điều kiện được củng cố tốt thì sẽ trở thành các thói quen hay các kỹ xảo. Tất cả mọi động vật đều hoạt động phụ thuộc vào hoàn cảnh (các kích thích) và trong khi đó chúng sử dụng những kinh nghiệm và các thói quen của mình, những thói quen và những kinh nghiệm mà chúng đã có được trong những điều kiện cụ thể, khi thay đổi điều kiện sống thì những thói quen mới lại được hình thành và điều này cho phép động vật có khả năng thích nghi tốt hơn đối với môi trường bên ngoài.

Các phản xạ có điều kiện được hình thành bởi các dấu hiệu tự nhiên của kích thích tín hiệu không điều kiện gọi là các phản xạ có điều kiện tự nhiên. Đó là các phản xạ đối với hình dáng và mùi thức ăn, nghĩa là kích thích có điều kiện gắn chặt một cách tự nhiên với các kích thích không có điều kiện. Hình dáng của một chiếc gậy trong tay người là tín hiệu của phản xạ phòng thủ tự nhiên của chó, hình dáng của chuột là tín hiệu của phản xạ ăn tự nhiên của mèo … Các phản xạ tự nhiên được hình thành ở động vật từ đời sống này sang đời sống khác, bởi vì chúng được hình thành rất nhanh (đòi hỏi 1-2 sự phối hợp) và tồn tại rất bền vững.

Các phản xạ có điều kiện được hình thành bởi các kích thích mà các kích thích đó không phải là các dấu hiệu tự nhiên của 1 kích thích tín hiệu không điều kiện gọi là các phản xạ nhân tạo. Đây là các phản xạ có điều kiện được hình thành bởi các kích thích lạ như: các kích thích thuộc về âm thanh (hiệu lệnh, tiếng chuông), các kích thích thuộc về thị giác (cử chỉ, ánh sáng của đèn), các kích thích thuộc về mùi…

Kích thích có điều kiện không có quan hệ trực tiếp đối với kích thích không có điều kiện mà chỉ trùng với kích thích không có điều kiện ở một lúc nào đó mà thôi. Các phản xạ như vậy được hình thành phần lớn là trong cuộc sống của động vật, còn một phần khác là được hình thành bởi sự tác động của con người khi tập luyện. Các phản xạ có điều kiện như vậy được hình thành rất khó và ít bền vững hơn so với các phản xạ có điều kiện tự nhiên.

10. Các phản xạ có điều kiện được hình thành trong sự phối hợp khác nhau trong thời gian tín hiệu và củng cố tín hiệu
Các phản xạ dấu vết có điều kiện và các phản xạ có điều kiện có sẵn được hình thành tuỳ thuộc vào điều: tín hiệu và việc củng cố tín hiệu phối hợp với nhau như thế nào trong các khoảng thời gian. Các phản xạ có điều kiện có sẵn là các phản xạ mà khi hình thành chúng thì sự củng cố áp dụng vào thời gian hoạt động của kích thích tín hiệu. Các phản xạ này có thể là các phản xạ cùng xảy ra (trùng nhau), có thể là các phản xạ đằng sau hoặc có thể là các phản xạ đến chậm.

Trong khi tập luyện, khi khẩu lệnh (tín hiệu) được áp dụng đồng thời hoặc áp dụng trước kích thích không điều kiện (củng cố) 1 -2 giây thì hình thành phản xạ có điều kiện cũng xảy ra (trùng nhau). Phản ứng có điều kiện thể hiện ngay sau khi phát lệnh, khi tập luyện cho chó các phản xạ cùng xảy ra (trùng nhau).

Khi tín hiệu có điều kiện hoạt động mà sự củng cố xảy ra sau 1 lúc (5-30 giấy) thì hình thành phản xạ đằng sau. Ví dụ, đặt thức ăn ở phía trước con chó 1 quãng xa vừa phải, nhưng sau 20 - 30 giây thì mới cho phép nó ăn; trong điều kiện như thế sẽ hình thành phản xạ đằng sau. Để hình thành phản xạ kiểu vừa rồi, đòi hỏi phải tăng số lượng phối hợp nhiều hơn lên so với khi hình thành các phản xạ có điều kiện trùng nhau.

Nếu tín hiệu điều kiện hoạt động trong vòng từ 1 -3 phút, còn sự củng cố xảy ra ở phần cuối của hoạt động của tín hiệu thì hình thành phản xạ có điều kiện đến chúng. Ví dụ, đặt một vật gì đó trước mặt chó, vật tác dụng lên chó bằng cách của nó, nhưng huấn luyện viên cho phép giữ vật 1-3 phút sau, thế là phản xạ đến chậm được hình thành, chó sẽ chờ đợi 1 -3 phút, sau đó thể hiện phản ứng vồ lấy.

Các phản xạ dấu vết được hình thành trong các trường hợp như: khi tín hiệu có điều kiện tác động, còn sự củng cố xảy ra sau một thời gian sau khi tín hiệu đã kết thúc (trước 5 phút).

Phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sở của phản xạ không điều kiện kịp, nhưng cũng có thể hình thành phản xạ có điều kiện trên cơ sở của một phản xạ có điều kiện đã được hình thành sớm hơn. Đó là phản xạ của cách thức cao (thứ nhất, thứ 2, thứ 3). Các phản xạ loại này rất khó được hình thành và ít bền vững hơn, nghĩa là chúng chóng bị mất đi.

Ví dụ, người ta hình thành ở chó phản xạ đối với khẩu lệnh "ngồi xuống", sau đó trên cơ sở của phản xạ này người ta hình thành phản xạ ngồi đối với cử chỉ: dùng cử chỉ của tay (kích thích có điều kiện thị giác), cử chỉ củng cố bằng khẩu lệnh "ngồi xuống". Nếu cử chỉ ngồi được củng cố cùng với khẩu lện và cùng với tác động của huấn luyện viên hoặc cho chó ăn bánh kẹo (áp dụng kích thích không có điều kiện), thì phản xạ có điều kiện đối với cử chỉ của tay sẽ là phản xạ cấp 1 chứ không phải cấp 2.

11. Các phản xạ có điều kiện trả lời các kích thích đơn giản và các kích thích tập hợp
Phản xạ có điều kiện có thể được hình thành bởi một kích thích đơn giản, ví dụ: ánh sáng loé lên. Nhưng khi luyện tập cho chó, tín hiệu phải là tập hợp của một vài kích thích. Ví dụ: huấn luyện viên tác động lên chó bằng giọng của mình (các khẩu lệnh), bằng hình dáng bên ngoài, bằng các cử chỉ, …. Hoàn cảnh mà ở đó diễn ra việc tập luyện cũng là một kích thích phức tạp.
Phụ thuộc vào điều: dựa trên cơ sở của sự củng cố nào mà các phản xạ có điều kiện được hình thành, người ta chia ra thành các phản xạ có điều kiện thuộc về ăn, các phản xạ có điều kiện tự vệ, các phản xạ có điều kiện thuộc về giống và các phản xạ có điều kiện định hướng…

Các phản xạ có điều kiện khác với các phản xạ không điều kiện về bản chất. Các phản xạ có điều kiện là các phản xạ được hình thành trong cuộc sống, còn các phản xạ không có điều kiện là các phản xạ có tính chất di truyền. Các phản xạ có điều kiện được thực hiện bởi vỏ đại não, còn các phản xạ không điều kiện thì được thực hiện bởi các bộ phận thấp nhất của não. Các phản xạ có điều kiện được thực hiện nhờ có sự cấu tạo liên hệ tạm thời ở vỏ não, còn các phản xạ không điều kiện được thực hiện là nhờ các dây thường trực. Các phản xạ có điều kiện được hình thành, thay đổi và biến mất là phụ thuộc vào điều kiện, còn các phản xạ không điều kiện thể hiện tính liên tục một cách tương đối. Các phản xạ có điều kiện là đặc điểm hành vi của riêng từng con vật, còn các phản xạ không điều kiện là đặc điểm hành vi của từng loại. Các phản xạ có điều kiện biểu hiện hành vi tâm lý của động vật, còn các phản xạ không điều kiện biểu hiện hành vi bản năng của động vật.

Các phản xạ có điều kiện và không điều kiện nằm trong mối tương quan phức tạp và tạo ra hành vi của động vật một cách hoàn chỉnh.
12. Các phản xạ có điều kiện dương tính và các phản xạ ức chế có điều kiện
Tất cả mọi hành vi phức tạp và khác nhau của động vật được chia ra một cách quy ước thành hai quá trình thần kinh cơ bản hưng phấnức chế.

Hưng phấn: là quá trình thần kinh tích cực, nằm ở phần cơ bản của các phản ứng của cơ thể đối với hoạt động của kích thích. Hưng phấn gây ra sự co bóp của các cơ và gây ra sự thải các chất tiết qua các tuyến … Trong mô thần kinh khi hưng phấn thì xuất hiện các điện thế điện, việc tiêu thụ ô xy tăng lên, tăng cường cấu tạo sự ấm áp và thải khí các bon nic và những thay đổi khác cũng diễn ra.
Ức chế: là quá trình thần kinh tích cực, quá trình rút gọn và làm yếu hoạt động tồn tại hoặc cản trở sự xuất hiện của hoạt động.
Hai quá trình thần kinh đối lập với nhau về các tính chất thuộc về chức năng, nhưng giữa chúng lại tồn tại một sự thống nhất bên trong. Quá trình này chuyển sang quá trình kia.

Quá trình ức chế điều chỉnh hoàn thiện các phản xạ có điều kiện. Một số các tín hiệu có điều kiện gây ra sự hưng phấn, hưng phấn quy định sự thể hiện của các phản xạ có điều kiện dương tính. Các tín hiệu khác gây ra sự ức chế nằm chủ yếu ở các phản xạ có điều kiện âm tính (ức chế).

Khi huấn luyện cho chó cùng với việc hình thành các phản xạ có điều kiện dương tính, các phản xạ ức chế có điều kiện cũng được hình thành. Chúng âm tính ở chỗ chúng đối lập với các phản xạ có điều kiện dương tính thích hợp và chúng ức chế nhưng sự tồn tại của phản xạ có điều kiện dương tính bị thủ tiêu bởi quá trình ức chế.

Ví dụ, nếu phản xạ có điều kiện trả lời khẩu lệnh "ngồi xuống" một thời gian dài không được củng cố bằng kích thích không điều kiện thì nó sẽ bị thủ tiêu bởi sự ức chế dập tắt phát triển. Khi tập luyện, người ta hình thành phản xạ ức chế có điều kiện đối với khẩu lệnh "phụ", các phản xạ có điều kiện và thử thách nhất định (để tạo ra các kỹ năng ngồi, nằm, đứng…). Với sự hỗ trợ của ức chế, chó có thể phân biệt được các kích thích phức tạp, chẳng hạn như mùi khi tìm dấu vết, khi tìm người theo mùi đã biết, khi tìm đồ vật…

Ở mỗi thời kỹ năng đã được hình thành khi tập luyện đều có một vài phản xạ có điều kiện dương tính và ức chế. Tập hợp các phản xạ này được thể hiện ở chó dưới dạng hoạt động phức tạp, hoạt động đó được gọi là kỹ năng. Ví dụ, đối với khẩu lệnh "lại đây" ở chó có một vài phản xạ có điều kiện cùng nằm trong một tập hợp nhất định. Phản xạ phức tạp là sự tiến lại gần của chó đến huấn luyện viên, sau đó chó ngồi trước huấn luyện viên và cuối cùng phản xạ có điều kiện là giữ chó vào tình trạng công việc (thử thách).

Khi tập luyện đặc biệt ở chó còn hình thành các kỹ năng phức tạp hơn, các kỹ năng này được thể hiện trong các hành động. Ví dụ như khi tìm kiếm mùi, khi chó chạy theo dấu vết có mùi, khi tìm kiếm và nhận biết đồ vật theo dấu vết, khi tìm và tấn công kẻ mang dấu vết … Kỹ năng phức tạp như vậy để trả lời một chuỗi kích thích, đó là bản đúc động lực. Đây là kết quả của tính chất của vỏ đại não gắn chặt các phản ứng có điều kiện riêng lẻ của cơ thể với nhau trong một cấp độ nhất định. Bản đúc các hoạt động được hình thành càng vững chắc thì chó làm việc tốt hơn.

Bản đúc có thể là tốt và cũng có thể là không mong muốn, xuất hiện khi cho phép huấn luyện viên có thể có sai sót. Ví dụ ở mỗi lần tập luyện đều áp dụng các khẩu lệnh khác nhau trong một sự liên tục nhất định sẽ hình thành ở chó một bản đúc không mong muốn. Sau khẩu lệnh thứ nhất, chó thực hiện một kỹ năng, các kỹ năng còn lại chó sẽ thực hiện không cần khẩu lệnh. Để tránh hiện tượng trên, khi tập luyện cho chó, các kỹ năng cần hình thành theo một hệ thống bài tập nhất định và đã được sắp xếp từ trước.

13. Sự vận động của các quá trình hoạt động thần kinh cao cấp
Các quá trình hưng phấn và ức chế không ngừng tác dụng lẫn nhau và vận động ở vỏ não. Đặc điểm của sự vận động và tác động lẫn nhau của các quá trình này là cơ cấu chủ yếu của hoạt động thần kinh cao cấp nằm ở phần cơ bản của việc định hướng và hành vi của động vật.

Các quá trình hưng phấn và ức chế sau khi nhập vào các tế bào nhất định của vỏ não thì lan rộng sang các tế bào thần kinh xung quanh (sự khuếch tán của các quá trình thần kinh). Vùng hưng phấn ở vỏ não dần dần co hẹp lại và tập trung ở một số các tế bào rồi từ các tế bào lại khuếch tán đi (tập trung hưng phấn). Chính nhờ cách này mà quá trình ức chế tập trung lại. Sự hưng phấn lan toả (khuếch tán) nhanh hơn so với sự ức chế. Sự ức chế khuếch tán nhanh hơn so với sự tập trung cuối cùng của nó đến 4-5 lần.

Sự khuếch tán và sự tập trung của các quá trình thần kinh được thể hiện khi hình thành từng phản xạ có điều kiện.

Sự hưng phấn và sự ức chế ở vỏ não gắn bó mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu một nhóm tế bào được hưng phấn thì xung quanh chúng tạo ra quá trình đối lập - đó là sự ức chế. Ngược lại, gần vùng bị ức chế cũng sẽ tạo ra sự hưng phấn. Hiện tượng này gọi là hiện tượng cảm ứng của các quá trình thần kinh.

Sự xuất hiện của hưng phấn do sự hoạt động của vùng ức chế gọi là hiện tượng cảm ứng dương. Nếu một phần vỏ não rơi vào tình trạng bị hưng phấn thì ngay lập tức xung quanh chỗ đó, và sau khi hưng phấn kết thúc thì ở chính chỗ đó nữa xuất hiện sự ức chế. Hiện tượng này gọi là hiện tượng cảm ứng âm. Hiện tượng cảm ứng này diễn ra, ví dụ như đối với sự ức chế bên ngoài, một kích thích lạ rất mãnh liệt trong khi gây ra hưng phấn của các tế bào nhất định của vỏ não thì cũng ức chế sự thể hiện của phản xạ có điều kiện đối với khẩu lệnh của huấn luyện viên.

14. Các quá trình ức chế ở vỏ đại não
Việc ức chế các phản xạ này bằng các phản xạ khác là hiện tượng rất phổ biến của hoạt động thần kinh. Sự ức chế cho khả năng điều chỉnh là hoàn thiện các phản xạ có điều kiện, bảo đảm sự tập trung đối với hoạt động quan trọng của động vật và giữ lại hoạt động khác kém quan trọng hơn ở một thời điểm cụ thể. Sự ức chế như vậy gọi là ức chế không điều kiện.

Ức chế không điều kiện phát triển ở khắp các bộ phận của hệ thống thần kinh, ức chế không điều kiện gọi là ức chế bên ngoài, bởi vì nó xuất hiện trong mối liên hệ với sự biểu hiện của phản xạ quan trọng ở một thời điểm cụ thể mà phản xạ ấy lại giữ lại tất cả các phản xạ còn lại có tính chất thứ yếu.
Phản xạ có điều kiện được hình thành đối với khẩu lệnh. Ví dụ "nằm" có thể không thể hiện ở chỗ nếu như lúc đó gần chó lại xuất hiện một người lạ hoặc lúc đó có con mèo chạy qua, hoặc có tiếng nổ lớn vọng lại từ xa…

Thời gian đầu của việc luyện tập cho chó không nên đưa các kích thích để đánh lạc hướng, sau đó cần phải phức tạp hoá hoàn cảnh một cách liên tục và lúc đó nhiều kích thích bất ngờ dần mất đi ý nghĩa ức chế, cho đến chừng nào phản xạ định hướng gây ra ức chế. Khi lặp lại thì ức chế yếu đi. Hiện tượng này gọi là ức chế dập tắt.

Những con chó nào trong khi nuôi dưỡng được làm quen với các vật khác nhau và các hiện tượng khác nhau của môi trường xung quanh thì sẽ dễ chịu đựng được các kích thích không bình thường hơn và cũng nhanh chóng quen được với các kích thích dễ hơn.

Đối với các kích thích mà khi lặp lại chúng, các hoạt động của chúng không làm mất ý nghĩa ức chế của mình thì các ức chế đó gọi là ức chế không bị dập tắt hoặc ức chế thường trực. Cần phải thủ tiêu các ức chế này đi. Không được cho các con chó ốm luyện tập và cũng không tiến hành tập luyện đối với cả chó cái đang chửa sắp đẻ. Trước khi tập luyện, cho chó dạo chơi để chó có thể đi đái hoặc ỉa.

Còn một loại ức chế nữa gọi là ức chế quá mức hay là ức chế bảo vệ. Loại ức chế này chỉ xuất hiện khi có sự hoạt động của các kích thích rất mãnh liệt hoặc kích thích hoạt động lâu với cường độ bình thường, đó là kích thích vượt ra ngoài giới hạn của khả năng làm việc của các tế bào thần kinh vỏ não và trả lời các kích thích này không phải là sự hưng phấn mà là sự ức chế. Điều này giữ cho các tế bào thần kinh vỏ não không bị suy mòn.

Do đó, khi tập luyện cho chó không được áp dụng các kích thích quá mạnh, đặc biệt đối với những con chó có hệ thần kinh yếu, và không được nhắc đi nhắc lại đều đều và nhiều lần một loại kích thích.

Ở vỏ não của động vật còn có chỗ cho ức chế có điều kiện tích cực. Ức chế có điều kiện tích cực chỉ thể hiện trong các điều kiện nhất định. Ức chế loại này được hình thành dần và đôi khi được giữ lại ở chó khá lâu. Ức chế có điều kiện được hình thành khi không có củng cố hoặc khi củng cố chậm sự hoạt động của kích thích có điều kiện bằng kích thích không điều kiện. Ví dụ, phản xạ đối với khẩu lệnh "theo tôi" sẽ dần dần yếu đi nếu phản xạ này không được củng cố thường xuyên bằng kích thích không điều kiện - giật mạnh dây cương, và cuối cùng phản xạ này sẽ hoàn toàn bị biến mất, nghĩa là nó sẽ bị dập tắt. Sự dập tắt phản xạ này là do xuất hiện ức chế dập tắt. Các phản xạ có điều kiện ít bền vững thì sẽ bị dập tắt nhanh hơn so với các phản xạ bền vững. Phản xạ không điều kiện càng mãnh liệt thì phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sở của phản xạ không điều kiện ấy sẽ càng chậm bị dập tắt. Thường các phản xạ tự vệ của chó bị dập tắt chậm hơn so với các phản xạ thuộc về ăn uống.

Những con chó đã được tập luyện có khả năng phân biệt những kích thích giống nhau. Ví dụ, có 3 hoặc 4 người để lại đồ vật của mình, một trong số họ cho chó ngửi tay mình hoặc đồ vật của mình, chó sẽ chọn ra được đề vật của người đó giữa các đồ vật khác. Đối với trường hợp này, ở vỏ não diễn ra quá trình hưng phấn đối với mùi của vật được chọn ra và quá trình ức chế đối với các mùi của các vật khác. Nhờ sự hỗ trợ của sự ức chế này (ức chế biệt hoá) mà chó phân biệt được vật cần thiết giữa các vật khác.

Các kích thích càng giống nhau thì ức chế biệt hoá càng khó hình thành và quá trình này càng đòi hỏi sự làm việc căng thẳng của các tế bào thần kinh nhiều hơn. Việc hình thành ức chế này có ý nghĩa lớn lao trong khi chó làm nghiệp vụ, đặc biệt chó cần phải phân biệt mùi của kẻ truy lùng giữa các mùi khác. Chó càng hưng phấn thì càng khó hình thành ức chế biệt hoá, nếu chó bị hưng phấn đối với các kích thích khác nhau thì ngay lập tức sau sự hưng phấn chó sẽ phân biệt rất kém.

Nếu nối tiếp thêm vào tín hiện có điều kiện dương tính một tín hiệu phụ nữa và lại không củng cố liên hợp này, thì ức chế có điều kiện sẽ hình thành. Ức chế có điều kiện này sẽ tạo cho động vật có hành vi thích ứng với những điều kiện cụ thể và làm chính xác thêm cho các phản xạ có điều kiện. Ví dụ, chó phản ứng lại người lạ bằng phản xạ tự vệ, nhưng huấn luyện viên tiếp thêm 1 kích thích phụ nữa đó là phát lệnh phụ thì phản xạ này sẽ giảm sút hoặc hoàn toàn bị trì hoãn.

Khi hình thành các phản xạ có điều kiện chậm và phản xạ có điều kiện dấu vết trong không gian trong vòng, ví dụ từ 1-2 hoặc lâu hơn ít nữa kể từ khi bắt đầu sự hoạt động của kích thích có điều kiện, thì ức chế chậm hình thành và sau đó thể hiện. Việc hình thành ức chế chậm rất khó, đặc biệt đối với những con chó dễ bị hưng phấn. Trên cơ sở của ức chế chậm, người ta hình thành được ở chó tính kiên nhẫn để có được các kỹ năng chung và các kỹ năng đặc biệt đã được quy định (ngồi, nằm, canh phòng tại chỗ, cầm vật …).
15. Hoạt động phân tích và tổng hợp của vỏ bán cầu đại não
Hoạt động thần kinh cao cấp của động vật được thể hiện ở hình thức phân tích (phân tích ra thành các yếu tố thành phần) và hình thức tổng hợp các lúc nhận kích thích của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Hoạt động phức tạp này được thực hiện là nhờ có 2 quá trình cơ bản, đó là hưng phấn và ức chế.

Các cơ quan phân tích - là các cấu trúc thần kinh tạo ra sự phân tích tinh vi nhất (phân tích 1 chỉnh thể ra thành các yếu tố thành phần) đối với tất cả các kích thích mà chó thu nhận được từ môi trường bên ngoài và từ môi trường bên trong của cơ thể: sự tổng hợp của chó cũng như vậy. Một con chó đã được luyện tập quen với việc chọn đồ vật có thể chọn được chính xác một vật cần thiết theo mùi giữa 10 - 15 các đồ vật khác, mặc dù các đồ vật đó có các mùi khác nhau.

Ví dụ về sự gắn bó mật thiết giữa hoạt động phân tích và hoạt động tổng hợp của vỏ đại não là cơ sở của cấu trúc của phản xạ có điều kiện. Phản xạ có điều kiện là sự tổng hợp, là sự nối liền kích thích có điều kiện với phản ứng do chính kích thích đó gây ra. Việc phân tích và tổng hợp diễn ra đồng thời và điều này tạo khả năng cho việc hoàn thiện liên tục phản xạ có điều kiện: phản xạ lúc đầu xuất hiện không rõ ràng, sau đó dần dần trở nên chính xác và nhất định. Điều đó được cắt nghĩa bởi sự ưu việt trong thời gian đầu hình thành phản xạ có điều kiện của việc hình thành phản xạ có điều kiện, do sự khuyếc tán của hưng phấn, sự lan rộng phản xạ dần dần phát triển. Trong khi tiếp tục củng cố vững chắc phản xạ, chúng ta đạt được sự thể hiện chính xác và nhất định của nó (thời kỳ đặc biệt của phản xạ có điều kiện). Đối với trường hợp này, tất cả các phản xạ giống nó về mặt phản ứng lại các kích thích hỗn hợp thì đều bị mất đi ý nghĩa của mình, chúng bị dập tắt do sự phát triển của ức chế biệt hoá.

Khi đặc biệt hoá phản xạ có điều kiện thì hoạt động phân tích của vỏ não bộ cũng có một cách tạm thời. Việc đặc biệt hoá diễn ra nhanh hơn khi tín hiệu chủ yếu được củng cố, còn các kích thích hỗn hợp thì được áp dụng không có củng cố.

Trên cơ sở của hoạt động liên kết lẫn nhau giữa phân tích và tổng hợp của vỏ não đã tạo ra cho động vật khả năng thích nghi đối với điều kiện để tồn tại. Nơi mà động vật cần phản ứng lại đối với một tập hợp các kích thích thì sẽ xảy ra hoạt động tổng hợp, còn nơi mà động vật cần phản ứng lại từng kích thích nghiêm ngặt nhất định thì sẽ xảy ra hoạt động phân tích. Đối với trường hợp này, động vật trả lời bằng sự ức chế đối với tất cả các kích thích khác nhau, ngoài ra còn đối với cả kích thích gây ra phản ứng dương.

Ví dụ, trong việc truy lùng dấu vết, ở chó thể hiện cả hoạt động phân tích hoạt động tổng hợp của vỏ não bộ. Chó cần phải tìm dấu vết của một người bất kỳ nào đó, ở trường hợp này là hoạt động chung. Nhưng khi chó tìm dấu vết của một người cụ thể căn cứ theo mùi, chó sẽ phân tích chính xác (hoạt động phân tích) mùi của dấu vết với các mùi lạ khác. Đối với các mùi này, chó thể hiện ức chế biệt hoá. Nếu chó bị bắt buộc phải tìm dấu váêt chỉ của một người trong suốt cả thời gian nó làm việc thì hoạt động tổng hợp của vỏ não sẽ hạn chế và chó sẽ không tìm dấu vết theo mùi của những người khác. Do đó cần phải tập luyện cho chó biết tìm dấu vết của nhiều người khác nhau, nghĩa là phải liên tục thay đổi người phụ việc.

Do vậy, hoạt động phân tích và tổng hợp của vỏ đại não có 1 ý nghĩa rất quan trọng đối với cơ thể động vật. Nó cho phép chó có khả năng định hướng trong hoàn cảnh xung quanh và phản ứng lại các kích thích khác nhau một cách đúng đắn.

16. Các phản ứng trội nhất của hành vi và các dạng hoạt động thần kinh cao cấp của chó
Hành vi của chó quy định bởi vô số các phản xạ trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của cơ thể. Các phản ứng bản năng là được di truyền từ các thế hệ trước, nhưng cấp độ và sự thể hiện của chúng lại phụ thuộc vào trạng thái của cơ thể và sự ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Trong quá trình của sự sống, các bản năng được bổ sung thêm bằng rất nhiều các phản xạ có điều kiện. Đối với những con chó đã trưởng thành, các bản năng được phức tạp hoá lên và trở thành các phản ứng phức tạp (các hoạt động trả lời).

Các phản ứng phức tạp cơ bản gồm có: các phản ứng thuộc về ăn uống, phản ứng tự vệ, phản ứng định hướng và phản ứng thuộc về giống. Phản ứng thuộc về ăn uống thể hiện khi chó đói, buộc chó phản đi tìm kiếm cái ăn và thức ăn. Phản ứng này kèm theo một nhóm các phản xạ thuộc về ăn uống khác nữa (bắt giữ thức ăn, cắn thức ăn, đào bới, nuốt, tiết nước bọt…).

Phản ứng tự vệ cho chó khả năng tránh nguy hiểm. Phản ứng này thể hiện ở 2 hình thức: tự vệ tích cực và tự vệ thụ động.

Phản ứng định hướng thể hiện khi chó bị tác động bởi những kích thích mới. Các phản xạ định hướng thể hiện khi chó ngửi vật, khi lắng nghe, khi quay đầu về phía có kích thích (tự vệ)… trong quá trình của sự sống, phản xạ bẩm sinh này càng phức tạp lên và với sự hỗ trợ của phản xạ này, chó không chỉ quen với hoàn cảnh mới hoạc quen với các kích thích lạ đối với nó mà chó còn thể hiện những hoạt động rất phức tạp, ví dụ ẩn trốn. Từ các phản xạ định hướng lại sinh ra các phản xạ khác. Nếu thấy kích thích mới có vẻ nguy hiểm thì chó sẽ tấn công lên kích thích đó hoặc bỏ chạy, nghĩa là phản xạ định hướng được thay bằng phản xạ tự vệ ở hình thức tích cực hay thụ động. Phản xạ định hướng đối với mỗi thức ăn được thay bằng phản xạ thuộc về ăn uống…

Phản xạ thuộc về giống xuất hiện khi có kích thích thuộc về giống cùng với bản sinh dục. Các phản xạ thuộc về giống và sinh đẻ được thể hiện là do có các kích thích bên trong và các kích thích bên ngoài. Khi tập luyện không được sử dụng các phản xạ này. Tuy nhiên, trong khi luyện tập mà các phản xạ này thể hiện mạnh mẽ thìe sẽ gây phiền hà cho việc tập luyện và gây ra ức chế tất cả các phản xạ khác.

Phụ thuộc vào các đặc điểm di truyền, vào trạng thái vật lý về các điều kiện sống (giáo dục), thì các phản ứng hành vi cơ bản phức tạp của chó thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Phản ứng đối với các kích thích đặc biệt một cách tương đối liên lục và mạnh mẽ gọi là phản ứng trội nhất (ưu thế nhất).

Một số phản ứng cơ bản phát triển và thể hiện ở chó trong một cấp độ ngang bằng thì được gọi là các phản ứng hỗn hợp trội nhất. Ví dụ, có những con chó hung do hèn nhát thì chúng thể hiện các phản xạ tự vệ tích cực và các phản xạ thuộc về ăn uống mạnh mẽ như nhau hoặc các phản xạ định hướng và các phản xạ tự vệ thụ động cũng được thể hiện mạnh mẽ như nhau…
 

0 nhận xét: