Điều lệ hiệp hội chó giống quốc tế F.C.I

Tổ chức Federation Cynologique Internationale (FCI), có văn phòng đăng ký hiện đặt tại THUIN (Bỉ), 13, Place Albert 1er, đựơc chi phối bởi các điều khoản của Chương III của Luật ban hành 27/6/1921 liên quan đến các hiệp hội, cơ sở và các tổ chức quốc tế phi lợi nhuận. 
 
  I. SỰ THÀNH LẬP VÀ MỤC ĐÍCH

Điều 1:

Tổ chức Federation Cynologique Internationale (FCI), có văn phòng đăng ký hiện đặt tại THUIN (Bỉ), 13, Place Albert 1er, được chi phối bởi các điều khoản của Chương III của Luật ban hành 27/6/1921 liên quan đến các hiệp hội, cơ sở và các tổ chức quốc tế phi lợi nhuận.

Văn phòng được đăng ký có thể được chuyển đến bất kỳ địa điểm nào khác tại Bỉ dựa trên một quyết định của ủy ban toàn thể. Bất kỳ sự thay đổi nào đối với văn phòng đăng ký phải được thực hiện bằng các phụ lục gởi đến ‘Moniteur belge’ và thông báo cho Phòng tư pháp liên bang trong vòng 01 tháng tính từ ngày đưa ra quyết định.

Điều 2

Mục đích của tổ chức FCI là khuyến khích và thúc đẩy việc gây giống và sử dụng các giống chó thuần chủng có sức khoẻ và các đặc tính đáp ứng tiêu chuẩn được thiết lập cho từng giống tương ứng và có khả năng thực hiện và hoàn thành các chức năng phù hợp với những đặc tính riêng biệt của loài giống; để bảo vệ việc sử dụng, giữ và gây giống chó tại các quốc gia thành viên; để hỗ trợ trao đổi tự do các giống chó và thông tin giữa các thành viên cùng với việc thực hiện tổ chức các buổi triễn lãm và thí nghiệm.

Đặc biệt, bằng cách ban hành các qui định đặc biệt, tổ chức FCI sẽ đảm nhận:

a)    Sự công nhận song phương về sổ tồn căn và giống chó.

b)    Công nhận song phương về tên loài chó và thiết lập việc đăng ký quốc tế về tên gọi của loài chó.

c)    Thúc đẩy nghiên cứu khoa học mà đây là điều quan trọng cơ bản trong nghiên cứu về chó và trao đổi tự do thông tin khoa học giữa các thành viên, theo dõi các tiêu chuẩn được thiết lập bởi các quốc gia chính hay quốc gia bảo trợ các giống tương ứng. Các tiêu chuẩn này phải được công nhận bởi các tổ chức khác miễn là chúng không đi ngựơc với tiêu chuẩn quốc gia của các nước đó.

d)    Tiêu chuẩn hóa – đến một mức độ có thể được – các qui định quốc gia bằng cách ban hành các qui định về các cuộc thi vô địch quốc tế và thực hiện cuộc thi vô địch bằng cách lưu giữ một danh sách các loài chó đủ tiêu chuẩn để tham gia các kỳ thi vô địch này; tìm kiếm để duy trì tiêu chuẩn phân xử được chỉ định dành cho các cuộc thi quốc tế và thực hiện các cuộc thử nghiệm; hỗ trợ các quốc gia thành viên nào đó, nếu cần, cùng với các tổ chức quốc tế khác, bằng cách cung cấp thông tin chuyên môn và các chuyên gia.

e)    Xác định – sau khi có sự chấp thuận trước bởi đại diện của quốc gia có giống hay quốc gia bảo trợ giống – và công bố các đặc tính của từng giống. Trong bất kỳ trường hợp này, tiêu chuẩn giống hay hay bất kỳ sự thay đổi nào trong một tiêu chuẩn hiện tại sẽ không được công nhận mang tính quốc tế, tuy nhiên, trừ khi ủy ban về các tiêu chuẩn của tổ chức FCI và trong các trường hợp giống mới, ủy ban khoa học cũng tiến hành kiểm tra chúng và đưa ra ý kiến về vấn đề liên quan.

f)    Công nhận song phương về các điều khoản phạt và phương thức được thiết lập bởi các quốc gia thành viên.

II. THÀNH VIÊN

Tổ chức FCI có các thành viên chính, thành viên liên kết và công nhận các đối tác hợp đồng.

a)    Các thành viên chính là các tổ chức gây giống chó quốc gia được công nhận bởi tổ chức FCI.

b)    Các thành viên liên kết là các tổ chức đã ký thỏa thuận đặc biệt nêu rõ mối quan hệ với tổ chức FCI.

c)    Các đối tác hợp đồng là các tổ chức quốc gia có thỏa thuận đặc biệt với tổ chức FCI và thực hiện một thời gian tập sự trước khi có cơ hội trở thành thành viên liên kết. Mối quan hệ của họ đối với FCI được chi phối bởi Các điều lệ về hiệp hội, Qui định chung của FCI và hợp đồng liên quan.

Mỗi tổ chức gây giống chó sẽ được chỉ định vào thành viên của một trong các nhóm khu vực sau:

1.    Châu Âu

2.    Châu Mỹ và vùng Caribbean

3.    Châu Á

4.    Châu Phi

5.    Châu Đại Dương và Châu Úc

d)    Trường hợp có sự thay đổi quan trọng trong vị trí hiện tại, những nhóm này có thể được sửa đổi bởi Hội đồng toàn thể.

e)    Các bộ phận có thể có tổ chức riêng và/hay qui định riêng miễn là không đi ngược với các Điều lệ hiệp hội và Qui định chung của FCI.

Điều 4:

Chỉ có các tổ chức quốc gia của các nước chưa trở thành thành viên chính hay thành viên liên kết mới có thể nộp đơn trở thành thành viên.

Chỉ có một tổ chức từ mỗi nước có thể được chấp nhận bởi FCI.

Điều 5:

a)    Để trở thành một thành viên chính của FCI, một tổ chức quốc gia phải nộp một đơn xin lên chủ tịch FCI, mà đơn xin này được ký bởi một đại diện pháp lý của tổ chức đó, bảo đảm rằng tuân thủ các điều khoản của các điều lệ hiệp hội và các qui định hiện tại của FCI.

Đơn xin phải kèm theo một bản sao xác nhận điều lệ hiệp hội và các qui định của tổ chức nộp đơn và một bản sao giấy phép cấp cho tổ chức này quyền hạn hoạt động trong quốc gia của họ hay một giấy chứng nhận được cấp từ các tổ chức thẩm quyền quốc gia nêu rõ hình thức pháp lý của tổ chức này tại quốc gia đó.

Chỉ có tổ chức quốc gia mà tổ chức này có thể trở thành thành viên chính mới có thể chứng minh rằng họ đăng ký ít nhất 2.000 loài chó trong sổ đăng ký nòi giống một năm trước ngày nộp đơn.

Các thành viên liên kết có thể nộp đơn để trở thành thành viên chính.

b)    Mối quan hệ giữa thành viên liên kết và FCI sẽ được chi phối bởi các điều khoản và phạm vi thỏa thuận đặc biệt giữa hai bên. Vấn đề liên quan của thỏa thuận này sẽ ít nhất gồm có sự công nhận song phương về sổ sách giống, tên gọi loài chó và qui định thưởng phạt; các điều khoản khác có thể đạt được bởi các bên, miễn là chúng không đi ngựơc với các điều lệ của hiệp hội.

Các thành viên liên kết không thể đứng trong Ủy ban toàn thể của FCI và các ban. Tuy nhiên, các thành viên liên kết có thể tham gia các cuộc họp của các bộ phận khác nhau một cách bình đẳng mà nơi đó họ có quyền tham dự, phát biểu nhưng không có quyền bỏ phiếu.

Các đối tác hợp đồng có thể tham gia vào các cuộc họp ủy ban không thụôc pháp lý với vai trò là quan sát viên nhưng không có quyền bỏ phiếu hay phát biểu.

Trong các bộ phận, chỉ có các đại diện từ các thành viên chính có thể được bầu. Chủ tịch của một bộ phận được bầu có nhiệm kỳ 4 năm. Chủ tịch có thể được bầu lại. Các cuộc họp bộ phận không thể tổ chức vào ngày tranh tài chó trên thế giới. Hơn nữa, một bộ phận không thể họp vào các ngày tranh tài chó do mình tổ chức.

Điều 6

a)    Chủ tịch Ủy ban toàn thể hay ủy ban điều hành sẽ kiểm tra các đơn xin dựa trên các điều lệ của hiệp hội và qui định của FCI.

b)    Hội đồng toàn thể sẽ đưa ra quyết định.

Điều 7

Tình trạng thành viên của FCI sẽ chấm dứt:

a)    Bằng cách nộp đơn xin từ nhiệm.

b)    Bị trục xuất bằng một quyết định của Hội đồng toàn thể được thông qua bởi 2/3 số phiếu chính, nếu một thành viên từ chối tuân thủ các điều lệ của hiệp hội và các qui định hay không thanh toán phí đăng ký đến hạn phải trả cho FCI. Thành viên có nguy cơ bị trục xuất phải được triệu tập để cho phép trình bày trường hợp của mình.

Thành viên bị trục xuất có quyền kháng cáo lên các toà án mà các tòa án này sẽ xem xét sự tuân thủ phương thức trục xuất và kiểm tra các nền tảng chính liên quan đến việc trục xuất thành viên liên quan.

Điều 8

a)    Thành viên/các đối tác hợp đồng sẽ bị ràng buộc bởi các điều lệ của hiệp hội và các qui định của FCI miễn là các điều lệ và qui định này không vi phạm luật lệ quốc gia.

b)    Thành viên/các đối tác hợp đồng cam kết công nhận song phương và duy nhất về sổ ghi nòi giống của mình.

Tuy nhiên, quốc gia nào cũng có thể từ chối tham gia kiểm tra các khiếm khuyết hay mô tả các khiếm khuyết mà có thể bị phản đối dựa trên điều khoản của điều 2, đoạn (c) của điều lệ hiệp hội FCI hay không tuân thủ các qui định lựa chọn được xác định bởi các qui định của quốc gia để từ chối.

c)    Giống nòi chó được ban thành bởi các quốc gia thành viên/đối tác hợp đồng của FCI phải được chấp thuận bởi tất cả các quốc gia thành viên/đối tác hợp đồng của FCI khi ‘các hồ sơ chứng minh rằng các chó con được sinh ra bởi các bố mẹ thuần chủng’. Các giống này không thể bị loại bỏ bởi một quốc gia thành viên hay đối tác hợp đồng của FCI trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

d)    Các quốc gia thành viên/đối tác hợp đồng không có trách nhiệm đăng ký và phát hành loài giống đối với các chó con được sinh ra do sự giao phối cha mẹ của chúng có cân nhắc mà không tuân thủ tiêu chuẩn giống nòi của FCI.

III. TỔ CHỨC

Điều 9

Tổ chức FCI có:
a) Một Hội đồng toàn thể
b) Một ủy ban toàn thể
c) Một ủy ban điều hành
d) Các ban
IV. HỘI ĐỒNG TOÀN THỂ

Điều 10

a)    Hội đồng toàn thể được thành lập bởi các thành viên chính của FCI.

b)    Mỗi thành viên chính có thể chỉ định tối đa 3 đại diện cùng nhau đưa ra một phiếu bầu. Một thành viên chính có thể có quyền bầu cho một thành viên chính khác.

c)    Hội đồng toàn thể sẽ họp ít nhất một lần trong mỗi hai năm. Ủy ban toàn thể sẽ gởi giấy mời đến từng thành viên/đối tác hợp đồng ít nhất 4 tháng trước ngày họp. Hội đoàn toàn thể sẽ không tổ chức họp cùng vào các ngày tiến hành cuộc thi chó thế giới.

d)    Giám đốc điều hành sẽ được thông báo ít nhất 3 tháng trứơc cuộc họp hội đồng toàn thể các vấn đề được đề xuất xử lý. Lịch trình và chi tiết vấn đề này sẽ được gởi đến các thành viên/đối tác hợp đồng ít nhất 6 tháng trứơc ngày họp hội đồng toàn thể.

e)    Một cuộc họp bất thường của hội đồng toàn thể có thể được sắp xếp bởi ủy ban toàn thể khi cần thiết, hay theo yêu cầu của ít nhất 1/4 số lượng thành viên chính.

Lịch trình làm việc phải bao gồm các đề xuất của các thành viên được đề cập trên đây.

f)    Hội đồng toàn thể có cơ sở pháp lý và có thể đưa ra các quyết định số thành viên tham gia.

g)    Quyết định phải được chấp thuận ít nhất một phần đa số các phiếu bầu (50% trên tổng phiếu bầu +1). Hội đồng toàn thể có thể đưa ra quyết định chỉnh sửa các điều lệ hiệp hội nếu 2/3 số thành viên có mặt hay đại diện. Một sự chỉnh sửa điều lệ hiệp hội chỉ có thể được thông qua khi có 2/3 số phiếu bầu.

Tuy nhiên nếu việc sửa đổi liên quan đến một trong các mục tiêu thành lập của hiệp hội này (xem điều 2), phần sửa đổi đó chỉ có hiệu lực nếu được nhất trí thông qua bởi các thành viên có mặt tại hội đồng.

Việc không bỏ phiếu sẽ không được xem xét.

Các sửa đổi đối với điều lệ của hiệp đội sẽ chỉ có hiệu lực sau khi có sự chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền dựa trên điều 50$3 của luật và sau khi được lập thành phụ lục gởi đến Montieur Belge dựa trên điều 51$3 của luật này.

h)    Quyết định của hội đồng toàn thể được lưu trữ trong sổ ghi biên bản được ký bởi chủ tịch và giám đốc điều hành.

Sổ này được lưu giữ tại văn phòng mà ở đó mọi thành viên có thể tham khảo ngay tại chỗ nhưng không thể lấy đi.

Điều 11

Chủ tịch của FCI sẽ chỉ đạo hội đồng toàn thể.

Điều 12

Thẩm quyền của hội đồng toàn thể theo sau:

a)    Xác định chương trình chung của FCI.

b)    Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và trục xuất thành viên FCI.

c)    Thiết lập hội phí thành viên/đối tác và phí bảo trợ các buổi thi và kiểm tra.

d)    Sửa đổi các điều lệ của hiệp hội

e)    Bầu 6 thành viên ủy ban toàn thể. Việc bầu cử này sẽ tiến hành vào cuối nhiệm kỳ của Hội đồng toàn thể.

f)    Bầu các thành viên trong các ban (việc bầu cử này sẽ tiến hành vào cuối nhiệm kỳ của Hội đồng toàn thể) để thành lập các ủy ban và phân nhiệm vụ cho các ủy ban này.

g)    Quyết định liên quan đến việc đưa ra các tiêu chuẩn mới.

h)    Quyết định liên quan đến vấn đề chính sách chung.

i)    Chấp thuận các báo cáo của ủy ban toàn thể, báo cáo tài chính và ngân sách.

j)    Chấp thuận các qui tắc chung của FCI

k)    Chọn các quốc gia tổ chức các buổi họp hội đồng toàn thể và các buổi tranh tài chó quốc tế trong 5 năm tới.

l)    Chọn các quốc gia tổ chức buổi tranh tài chó quốc tế trong các năm khi hội đồng toàn thể chưa họp mặt.

m)    Giải tán tổ chức.

V. ỦY BAN TOÀN THỂ

Điều 13

Ủy ban toàn thể bao gồm 6 thành viên từ các thành viên chính.

Các thành viên trong ủy ban toàn thể được bầu bởi hội đồng toàn thể từ một danh sách các ứng viên được đề xuất bởi các thành viên chính của hội đồng toàn thể. Nhiệm kỳ của các thành viên này là 4 năm. Họ có thể được bầu lại. Trong trường hợp tử vong hay thương tật vĩnh viễn hay một số lý do làm cho một thành viên của ủy ban toàn thể không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, tổ chức quốc gia quản lý của thành viên đó có thể chỉ định một thành viên thay thế đảm nhận trách nhiệm cho đến nhiệm kỳ bầu cử sắp tới. Phải thông báo ngay cho chủ tịch FCI bằng văn bản tường trình cụ thể trường hợp này. Thành viên được bầu mới sẽ hoàn tất hết nhiệm kỳ của người tiền nhiệm.

Hơn nữa, mỗi nhóm khu vực (được xác định theo điều 3) có đăng ký ít nhất 60.000 con chó trong năm vừa qua sẽ có quyền chỉ định một cá nhân đại diện đóng vai trò là thành viên trong ủy ban toàn thể cùng với 6 thành viên được bầu của hội đồng toàn thể. Nhiệm kỳ của thành viên này cũng là 4 năm. Thành viên trong ủy ban toàn thể không thể là một thành viên của ban cùng một thời điểm.

Điều 14

Thẩm quyền của ủy ban toàn thể theo sau:

a)    Thực hiện các mục tiêu được thiết lập trong điều lệ hiệp hội.

b)    Thực hịên các quyết định của hội đồng toàn thể.

c)    Quản lý công việc hàng ngày và đảm bảo rằng các điều lệ của hiệp hội và các qui định được tuân thủ.

d)    Soạn thảo ngân sách, báo cáo tài chính và các báo cáo ủy ban toàn thể và trình các hồ sơ lên hội đồng toàn thể để quyết định.

e)    Chấp thuận tất cả các qui định đặc biệt, được thiết lập bởi các ủy ban đặc biệt (ngoại trừ qui định chung của FCI).

f)    Ra các quyết định liên quan đến sửa đổi tiêu chuẩn.

g)    Công bố các sự kiện

h)    Thiết lập và cập nhật danh sách các trọng tài quốc tế

i)    Cập nhật danh sách tên loài chó

j)    Cung cấp tài liệu cho các tổ chức in tấn và các tổ chức công khác để xuất bản

k)    Đề cử một giám đốc điều hành.

l)    Giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa hai hay nhiều thành viên/đối tác hợp đồng theo một cách công bằng. Nếu không đạt được thỏa thuận trong thời gian hợp lý, vấn đề tranh chấp sẽ được đưa ra ủy ban trọng tài.

m)    Ra các quyết định về các buổi tranh tài, thử nhiệm, các chủ đề và cuộc thi và đưa ra quyết định cuối cùng trong trường hợp chưa có sự thống nhất.

n)    Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và loại trừ đối tác hợp đồng. Các đối tác hợp đồng có nguy cơ bị loại trừ trình bày trường hợp của mình trứơc ủy ban toàn thể.

Ủy ban toàn thể có quyền cung cấp các đề xuất và yêu cầu lên hội đồng toàn thể vào bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, ủy ban toàn thể có thể đưa các ý kiến lên hội đồng toàn thể về bất kỳ vấn đề gì và cung cấp các đề xuất từ các thành viên lên hội đồng toàn thể.

Điều 15

a)    Thông báo cuộc họp phải được gởi bởi giám đốc điều hành thay mặt cho chủ tịch và phải được nhận bởi các thành viên của ủy ban toàn thể ít nhất 30 ngày trứơc ngày họp. Cuộc họp được tiến hành ít nhất có 5 thành viên tham dự. Quyết định của cuộc họp được thông qua bằng đa số phiếu bầu: chi có các phiếu bầu bằng nhau, lá phiếu của chủ tịch hay người đại diện là quyết định.

b)    Ủy ban toàn thể sẽ họp ít nhất 2 lần/năm.

VI. ỦY BAN ĐIỀU HÀNH

Điều 16

a)    Ủy ban toàn thể bầu các thành viên của mình trở thành chủ tịch, phó chủ tịch và thủ quỹ của FCI.

b)    Chủ tịch FCI là đại diện pháp lý. Các vấn đề liên quan đến hiệp hội, ngoài vấn đề quản lý hàng ngày, được ký bởi chủ tịch, hay ngoại trừ được ký bởi một đại diện của ủy ban điều hành. Hành động pháp lý sẽ được thực hiện hay hỗ trợ bởi ủy ban điều hành thay mặt cho hiệp hội và chủ tịch đưa ra sáng kiến để tiến hành các vụ kiện pháp lý.

c)    Chủ tịch đảm bảo rằng các quyết định của ủy ban toàn thể được tiến hành. Chủ tịch chủ trì các cuộc họp ủy ban toàn thể và ủy ban điều hành và chủ trì các khóa hội nghị của hội đồng toàn thể.

d)    Trong trường hợp khẩn cấp, chủ tịch có thể đưa ra các quyết định cần thiết thay mặt cho ủy ban toàn thể và ủy ban điều hành. Tuy nhiên, chủ tịch phải cung cấp quyết định cho ủy ban toàn thể chấp thuận càng sớm càng tốt.

e)    Phó chủ tịch hỗ trợ chủ tịch và thay mặt chủ tịch khi chủ tịch vắng mặt hay không thể thực hiện các nhiệm vụ của mình.

f)    Thủ quỹ giám sát các vấn đề kinh tế và tài chính và có quyền đưa ra các quyết định cần thiết và phù hợp.

Điều 17

a)    Chủ tịch FCI, phó chủ tịch và thủ quỹ cùng lập thành ủy ban điều hành.

b)    Ủy ban điều hành:

•    Phải đưa ra các quyết định khẩn cấp về các vấn đề không thể được trì hoãn cho cuộc họp sắp tới của ủy ban toàn thể.

•    Phải sắp xếp các cuộc họp ủy ban toàn thể.

•    Có thể triệu tập chủ tịch hay một thành viên của một ủy ban tham dự cuộc họp để thảo luận các hoạt động và vấn đề tài chính liên quan. Nếu không đạt được thỏa thuận, vấn đề sẽ được đưa ra ủy ban toàn thể quyết định.

c)    Thông báo cuộc họp phải được gởi bởi giám đốc điều hành thay mặt cho chủ tịch.

VII. CÁC BAN
Điều 18

a)    Dựa trên các đề xuất từ ủy ban toàn thể, ủy ban toàn thể có thể thành lập các ban và phân nhiệm vụ cho các ban này. Các ban này có trách nhiệm trứơc ủy ban toàn thể và sẽ báo cáo các hành động của mình.

b)    Ủy ban toàn thể sẽ chỉ định các quốc gia nào đứng trong các ban: sau đó các tổ chức quốc gia chỉ định một thành viên cho từng ban được đứng ra đại diện. Các thành viên được chỉ định phải có đủ năng lực cần thiết và kiến thức để thực hiện nhiệm vụ của mình.

c)    Các ban bầu một trong các thành viên của mình đóng vai trò là chủ tịch. Tổ chức quốc gia có mặt trong bất kỳ ban nào có thể, trong trường hợp đại diện của mình không thể thực hiện trách nhiệm, có thể thay thế đại diện khác.

d)    Các ban theo sau được thành lập:

1.    Ban pháp lý

2.    Ban khoa học

3.    Ban tiêu chuẩn

Những ban này được thành lập tối đa 6 thành viên.

e)    Chỉ có các thành viên trong các ban phải được bầu bởi hội đồng toàn thể từ một danh sách các ứng viên. Họ không thể cùng một thời điểm là thành viên của ủy ban toàn thể.

f)    Nhiệm kỳ của các thành viên các ban này là 4 năm. Có thể tái bầu cử. Nếu một thành viên từ nhiệm hay nếu nhiệm kỳ của thành viên đó chấm dứt trứơc thời hạn, ủy ban toàn thể chỉ định một người kế nhiệm để đảm trách nhiệm vụ cho đến hết nhiệm kỳ.

g)    Bất kỳ ban nào cũng ncó thể yêu cầu tối đa 2 chuyên gia để giúp đỡ nếu cần sự thực bất kỳ vấn đề riêng biệt nào liên quan.

h)    Các ban này phải cung cấp cho ủy ban điều hành FCI chương trình làm việc của mình để chấp thuận trước khi thực hiện bất kỳ cụôc họp nào.

i)    Theo qui định các ban này cung cấp cho ủy ban điều hành, thông qua giám đốc điều hành, các biên bản cuộc họp và các báo cáo ít nhất trứơc 6 tuần trứơc khi họp.

j)    Khi chưa có sự chấp thuận của ủy ban toàn thể, các ban không được phép công bố các báo cáo ra công chúng ngoài các kênh truyền thông của FCI.

k)    Ủy ban toàn thể xác định nhiệm vụ của các ban.

l)    Thành viên của các ban khác được chỉ định dựa trên khoản $b nêu trên.

Điều 19

Triệu tập các cụôc họp ban

a)    Thông báo các cuộc họp ban được cung cấp bởi chủ tịch các ban tương ứng, thông qua giám đốc điều hành, ít nhất 2 tháng trứơc ngày họp đã dự định.

b)    Biên bản cuộc họp phải được lập ngay sau khi kết thúc cụôc họp.

VIII. CÁC ĐÌÊU KHOẢN CHUNG

Điều 20

Tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha sẽ là các ngôn ngữ làm việc chính thức của FCI. Các hồ sơ chính thức sẽ được ghi bằng tiếng Pháp.

Điều 21

a)    Tất cả các chức vụ trong FCI không có trả lương, ngoại trừ giám đốc điều hành. Các trách nhiệm đảm nhận có thể được trả lương. Chi phí phải được hoàn trả.

b)    Ủy ban toàn thể sẽ đưa ra quyết định về việc hoàn trả chi phí theo yêu cầu của từng cá nhân.

c)    Chỉ có các chi phí chịu bởi các ban sẽ được hoàn trả lại trong thời hạn qui định của ủy ban toàn thể.

Điều 22

a)    Trong trường hợp tranh chấp giữa các hai thành viên chính/thành viên liên kết của FCI hay đối tác hợp đồng, một ban trọng tài bao gồm 3 thành viên của ban pháp lý không thụôc bên nào liên quan và được chỉ định bởi ủy ban, sẽ được triệu tập để giải quyết vấn đề. Phương thức được xác định bởi 3 thành viên của ủy ban trọng tài.

b)    Ban trọng tài sẽ quyết định các vấn đề tranh chấp giữa các thành viên/đối tác hợp đồng khi qui định của FCI bị vi phạm. Các tranh chấp phải được trình ra giám đốc điều hành FCI bằng văn bản, cùng với tất cả chứng cứ, ít nhất trong vòng 6 tháng tính từ ngày xảy ra tranh chấp. Phương thức được xác định bởi ban trọng tài và được báo cáo lên ủy ban toàn thể.

Điều 23


a)    Mọi thành viên chính/thành viên liên kết của FCI hay đối tác hợp đồng có quyền cung cấp khiếu nại đối với thành viên/đối tác hợp đồng khác lên ủy ban toàn thể.

b)    Mục tiêu của khiếu nại có thể là sự vi phạm điều lệ hiệp hội và qui định chung của FCI.

c)    Các khiếu nại phải được gởi làm 5 bản bằng một trong các ngôn ngữ làm việc chính thức cùng với chứng cứ bằng văn bản và mọi hồ sơ cần thiết lên giám đốc điều hành FCI. Giám đốc điều hành phải nhận các khiếu nại trong vòng 6 tháng sau ngày sự cố xảy ra hay được biết bởi bên nguyên, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không quá 1 năm tính từ ngày sự cố xảy ra.

d)    Giám đốc điều hành sẽ xác nhận việc đơn khiếu nại đối với bên bị liên quan, thông báo rằng bên bị có quyền gởi một hồi âm 5 bản, bằng một trong các ngôn ngữ làm việc chính thức trong vòng 3 tháng. Hồi âm phải được cung cấp đầy đủ chứng cứ liên quan bằng văn bản.

e)    Khi giám đốc điều hành nhận hồi âm, ngay lập tức sẽ gởi một bản đến bên nguyên để biết và ngay lập tức gởi hồ sơ của các bên liên quan tới các thành viên của ban trọng tài.

f)    Ban pháp lý, trứơc khi đưa ra quyêt định, có quyền điều tra chứng cứ bằng mọi cách, bao gồm cả việc xét xử.

g)    Một quyết định đưa ra được lập bằng văn bản bằng một trong các ngôn ngữ làm việc và các bản sao của quyết định sẽ được gởi ngay cho hai bên liên quan, bởi giám đốc điều hành.

h)    Ban pháp lý sẽ đưa ra hình thức trừng phạt áp dụng. Ban này sẽ gởi quyết định lên ủy ban toàn thể mà từ ban này có thể nộp đơn cứu xét lên hội đồng toàn thể. Các bên liên quan có quyền hạn giống nhau.

Điều 24

Vào ngày 31/12 mỗi năm, bảng kê tài chính cho năm trước và ngân sách cho năm tiếp theo sẽ được cung cấp. Bảng kê tài chính và ngân sách được phê chuẩn tạm thời bởi ủy ban toàn thể, phê chuẩn cuối cùng bởi cuộc họp hội đồng toàn thể kế tiếp.

Điều 25

Trường hợp giải thể hội đồng toàn thể tự ý, hội đồng toàn thể sẽ chỉ định hai thành viên thanh lý và sẽ xác định quyền hạn của họ.

Trong mọi trường hợp giải thể hội đồng tự ý hay bắt buộc bởi tòa án vào bất kỳ thời điểm này hay vì bất kỳ lý do gì, tài sản thanh lý của tổ chức sẽ được chuyển đến các hiệp hội hoạt động mục đích tương tự, theo sự chỉ định của hội đồng toàn thể.

Hội đồng toàn thể có thể công bố sự giải thể tổ chức khi có 2/3 thành viên tham dự. Quyết định giải thể có thể thông qua nếu thành viên có mặt tham gia cùng nhất trí.

Điều 26

Trong trường hợp tranh chấp, chỉ có bản gốc mới được áp dụng.

Điều 27

Bất kỳ vấn đề nào không được nêu rõ trong điều lệ hiệp hội này, đặc biệt việc công bố các phụ lục cho Moniteur Belge sẽ được giải quyết dựa trên các điều khoản của chương III luật pháp Bỉ ngày 27/6/1921 dành cho các hiệp hội và cơ sở phi lợi nhuận và các hiệp hội phi lợi nhuận quốc tế.

Các điều lệ của hiệp hội này được phê chuẩn tại Winterthur vào ngày 22/1/1990. Mọi sửa đổi theo chữ đậm được chấp thuận bởi hội đồng toàn thể được tổ chức tại Buenos Aires vào tháng 7/2005.


Qui định chung
Điều 1 – Ủy ban toàn thể

1.    Ủy ban toàn thể sẽ họp ít nhất 2 lần/năm. Nếu ủy ban điều hành xét thấy cần thiết, ủy ban toàn thể có thể họp thường xuyên hơn. Một cuộc họp bổ sung sẽ được xảy ra trước cụôc họp hội đồng toàn thể FCI.

2.    Tại mỗi cụôc họp, ngày và nơi cụôc họp tiếp theo tiến hành, nếu có thể, sẽ được quyết định. Nếu các hoàn cảnh quan trọng và không thể dự báo trứơc có thể xảy ra, ngày và nơi họp có thể bị thay đổi (theo sự đồng ý của chủ tịch) miễn là có thời gian để thông báo cho mọi thành viên.

3.    Thông báo các cuộc họp ủy ban toàn thể sẽ được ban hành bởi giám đốc điều hành thay mặt cho chủ tịch. Các thông báo được gởi bằng văn bản, ít nhất 1 tháng trứơc ngày họp. Giám đốc điều hành sắp xếp lịch trình làm việc và xác định các vấn đề được đưa ra. Chủ tịch có thể thêm ý kiến vào lịch trình làm việc nếu cần sau cuộc họp gần nhất của ủy ban điều hành. Các thành viên của ủy ban sẽ thông báo cho giám đốc điều hành đúng hạn các vấn đề sẽ đưa ra lịch trình làm việc.

4.    Mọi cuộc họp của ủy ban toàn thể sẽ tham gia bởi giám đốc điều hành mà giám đốc này sẽ ghi các biên bản cuộc họp. Biên bản phải được lập thành văn bản bằng một trong 4 ngôn ngữ làm việc của FCI và được gởi đến các thành viên của ủy ban toàn thể ít nhất 1 tháng sau cụôc họp. Việc dịch các biên bản thành các ngôn ngữ khác của FCI sẽ thực hiện càng sớm càng tốt.

5.    Giám đốc điều hành sẽ giữ một sổ ghi ngày và nội dung của các nghị quyết được phê chuẩn bởi ủy ban toàn thể. Sổ này luôn sẵn có trong mỗi cuộc họp cho các thành viên kiểm tra.

6.    Trường hợp giám đốc điều hành không thể tham gia một cuộc họp, phải thay thế một cá nhân đại diện khác để ghi biên bản.

7.    Biên bản của cuộc họp trứơc đó phải được phê chuẩn bởi ủy ban toàn thể. Biên bản gốc phải được ký bởi chủ tịch và giám đốc điều hành.

Điều 2 – Ủy ban điều hành

1.    Ủy ban điều hành sẽ họp ít nhất 2lần/năm. Nếu chủ tịch xem là cần thiết, ủy ban điều hành có thể họp thường xuyên hơn.

2.    Tại mỗi cuộc họp, ngày và nơi cụôc họp kế tiếp tiến hành, nếu có thể, sẽ được quyết định.

3.    Thông báo các cuộc họp ủy ban điều hành sẽ được ban hành bởi giám đốc điều hành thay mặt cho chủ tịch. Các thông báo được gởi bằng văn bản, ít nhất 1 tháng trứơc ngày họp. Chủ tịch sắp xếp lịch trình làm việc và xác định các vấn đề được đưa ra. Các thành viên của ủy ban điều hành có thể thêm ý kiến vào lịch trình làm việc vào đầu cuộc họp.

4.    Mọi cuộc họp của ủy ban điều hành sẽ tham gia bởi giám đốc điều hành mà giám đốc này sẽ ghi các biên bản cuộc họp. Biên bản phải được lập thành văn bản bằng một trong 4 ngôn ngữ làm việc của FCI và được gởi đến các thành viên của ủy ban toàn thể ít nhất 1 tháng sau cụôc họp. Việc dịch các biên bản thành các ngôn ngữ khác của FCI sẽ thực hiện càng sớm càng tốt.

5.    Giám đốc điều hành sẽ giữ một sổ ghi ngày và nội dung của các nghị quyết được phê chuẩn bởi ủy ban điều này. Sổ này luôn sẵn có trong mỗi cuộc họp cho các thành viên kiểm tra.

6.    Biên bản của cuộc họp trứơc đó phải được phê chuẩn bởi ủy ban điều hành. Biên bản gốc phải được ký bởi chủ tịch và giám đốc điều hành.

7.    Ủy ban điều hành sẽ phân nhiệm vụ và thanh toán lương của giám đốc điều hành và nhân sự.

Điều 3 – Quản lý nội bộ

1.    Chủ tịch FCI và giám đốc điều hành có thể họp thường xuyên nếu cần.

2.    Tại các cụôc họp hội đồng toàn thể, chủ tịch và giám đốc điều hành sẽ trình bày một báo cáo về các hoạt động của ủy ban và văn phòng FCI.

Điều 4 – Các tổ chức quốc gia

1.    Các tổ chức quốc gia và các thành viên của tổ chức này dựa trên một trách nhiệm song phương không can thiệp vào vấn đề nghiên cứu loài chó của quốc gia khác có mặt trong tổ chức FCI khi chưa có sự cho phép bởi tổ chức quốc gia đó.

2.    Các tổ chức quốc gia liên kết với FCI sẽ không được quyền liên kết với tổ chức nghiên cứu chó từ quốc gia khác nếu tổ chức này không thuộc quốc gia được công nhận bởi FCI.

Điều 5 – Các tiêu chuẩn

1.    Các tổ chức quốc gia phải cung cấp cho ủy ban toàn thể một danh sách tất cả các loài giống quốc gia và mô tả các loài giống này (theo chuẩn) bằng tiếng Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nhan. Các tiêu chuẩn phải được thiết lập phù hợp với mẫu được áp dụng bởi FCI.

2.    Một tiêu chuẩn mới hay một tiêu chuẩn được sửa đổi phải được công bố bằng ít nhất một trong các ngôn ngữ làm việc của FCI. Việc công bố này, được qui định ngày, sẽ được thực hiện thông qua tổng thư ký.

3.    Ủy ban toàn thể phải được thông báo mọi sự thay đổi về tiêu chuẩn theo cùng cách như trên.

4.    Trước khi một tiêu chuẩn mới hay một sự thay đổi tiêu chuẩn trong một tiêu chuẩn hiện hữu được phê chuẩn, Ủy ban tiêu chuẩn phải được tham vấn và nếu có bất kỳ nghi ngờ gì, đặc biệt khi một giống chó lới được chấp thuận, cần có ý kiến của ủy ban khoa học.

5.    Mọi sửa đổi đối với tiêu chuẩn và tiêu chuẩn mới sẽ được phê chuẩn bởi Ủy ban toàn thể sau khi ủy ban tiêu chuẩn kiểm tra và, nếu cần thiết, sau khi ủy ban khoa học kiểm tra. Các tiêu chuẩn mới, cùng với việc chấp thuận giống mới, phải được phê chuẩn bởi ủy ban toàn thể.

Nhiệm vụ của các tổ chức đi đầu là công bố quốc gia của mình làm quen với các tiêu chuẩn mới hay các thay đổi trong tiêu chuẩn theo cách ngắn nhất.

6.    Khi các tiêu chuẩn mới hay được sửa đổi được phê chuẩn, chúng phải được công bố cùng một lúc 4 ngôn ngữ làm việc.

Điều 6 – Sổ tồn căn (gốc)

1.    Các thành viên/đối tác hợp đồng sẽ công nhận sổ tồn căn của từng thành viên/đối tác bao gồm phụ lục và danh sách chờ và sẽ không công nhận bất kỳ sổ tồn căn nào khác hay hồ sơ giống chó nào khác trong các quốc gia thành viên/đối tác hợp đồng của FCI. Một danh sách ban đầu được công nhận sẽ được công bố và cập nhật bởi tổng thư ký FCI.

Sổ tồn căn của mỗi thành viên/đối tác hợp đồng FCI được cung cấp cho các tổ chức được công nhận bởi FCI cho mục đích nghiên cứu.

2.    Chỉ trong trường hợp các loài chó từ các quốc gia không phải là thành viên của FCI hay chưa có thỏa thuận công nhận với FCI, tổ chức quốc gia và câu lạc bộ chó, không tính đến điều khoản bên trên, có thể đăng ký giống chó của mình với một giống chưa được công nhận tại một phụ lục của sổ tồn căn (được gọi là danh sách chờ), khi giống chó đã được kiểm tra bằng một trọng tài được công nhận; giống của nó, tính từ thế hệ thứ 4, có thể đưa vào sổ tồn căn.

3.    Khi các câu lạc bộ chó công bố danh sách chó liên quan đến các giống trong phạm vi thẩm quyền của mình, danh sách công bố phải nêu rằng nó không phải là một sổ tồn căn chính thức.

4.    Khi các loài chó được đánh số thứ tự trong danh sách này, các số này không được xem là số loài chó.

5.    Các tổ chức quốc gia và câu lạc bộ chó không thể đăng ký trong sổ tồn căn của mình ngoài trừ phù hợp với qui định loài giống của FCI.

6.    Tại các quốc thành viên/đối tác hợp đồng nơi các câu lạc bộ chó giữ các sổ tồn căn, nó phải nêu rõ loài giống mà câu lạc bộ đang giữ sổ là thành viên của một hiệp hội quốc gia.

7.    Nếu một con chó bán ra nứơc ngoài, tổ chức quốc gia phải xác nhận ‘loài xuất khẩu’ được cấp bởi câu lạc bộ chó. Tuy nhiên, ngăn cấm phát hành giấy chưng nhận loài xuất khẩu cho một con chó không được nhận dạng bởi hình xâm hay con chíp.

Đối với mỗi con chó được đăng ký bởi một quốc gia thành viên/đối tác hợp đồng FCI và được xuất khẩu ra nứơc ngoài, tổ chức quốc gia vừa đăng ký sẽ xác nhận việc chuyển quyền sở hữu cho người sở hữu nứơc ngoài bằng cách nêu tên và địa chỉ của người sở hữu mới.

8.    Các tổ chức quốc gia và câu lạc bộ chó không thể thay đổi tên của một con chó được đăng ký trong một sổ tồn căn.

Số đăng ký gốc và chữ viết tắt của sổ tồn căn phải ghi trên hồ sơ nghiên cứu loài chó (các chương trình thử nghiệm, biểu catalogue cuộc thi, loài, mẫu đăng ký).

9.    Khi một con chó được bán ra nứơc ngoài, số đăng ký mới trong sổ tồn căn phải được lưu giữ trên hồ sơ gốc.

10.    Khi thực hiện điều này, chữ viết tắt của sổ tồn căn mới phải được đứng trước số đăng ký và việc đăng ký phải được chứng thực bằng con dấu và chữ ký của tổ chức đang giữ sổ tồn căn.

11.    Các thành viên/đối tác hợp đồng phải cung cấp mẫu các loại chó vẫn còn hiệu lực tại quốc gia của mình cho các tổ chức quốc gia khác. Tất cả các thành viên/đối tác hợp đồng phải được thông báo ngay lập tức về mọi sự thay đổi mẫu giống chó.

12.    Tại quốc gia mà các câu lạc bộ chó ban hành các mẫu giống chó, chữ viết tắt của quốc gia là thành viên/đối tác hợp đồng của FCI phải được nêu rõ ràng trên những mẫu này.

13.    Hồ sơ phải được cung cấp, trứơc số đăng ký, các chữ viết tắt của sổ tồn căn mà chó được đăng ký (ví dụ: SHSB/LOS: n0 255 333) để nêu rõ là sổ tồn căn mà chó đã được đăng ký đầu tiên.

14.    Các loài chó có tính hiệu lực chính thức. Một loài chó có thể bị thay đổi bởi tổ chức đăng ký chó gần đây.

15.    Dựa trên việc phát hành loài chó, các sai lệnh có thể của mẫu tương ứng từ màu được mô tả theo tiêu chuẩn được nêu rõ ràng trên loài chó có sự khác biệt đối tiêu chuẩn giống.

Điều 7 – Tên loài chó

1.    Thành viên và các tổ chức liên kết công nhận tên loài chó được đăng ký bởi các thành viên và tổ chức liên kết khác. Họ sẽ không được phép sử dụng các tên loài chó này bởi các cá nhân sống tại các quốc gia thành viên/đối tác hợp đồng khác của FCI.

2.    Sự công nhận song phương tên loài chó là cần thiết cho các quốc gia thành viên/đối tác hợp đồng để đưa tên loài chó vào sổ đăng ký quốc tế được lưu giữ bởi FCI.

3.    FCI có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký để tránh bất kỳ sự sử dụng hay đặt tên nào có thể tạo ra sự nhầm lẫn.

4.    Các điều khoản theo sau sẽ chi phối việc cấp và sử dụng tên loài chó:

a)    Các con chó có thể không có một tên ngoài tên của người gây giống chúng. Người gây giống là chủ của chó vào thời điểm phối giống. Khi một con chó có thai được bán, một giấy phép của người bán phải được cung cấp trứơc khi tên con chó của người mua được đặt (xem Qui định gây giống quốc tế của FCI).

b)    Tên một con chó không thể thay đổi một khi đã công bố.

c)    Một người gây giống không thể đăng ký quá 1 tên cho các loài.

d)    Một tên con chó được cấp cho từng con và có hiệu lực khi không còn sử dụng. Một khi đã được chấp thuận, tên con chó không thể thay đổi. Tên gọi sẽ ngưng hiệu lực vào thời điểm con chó qua đời. Tổ chức quốc gia có thể ủy quyền phân nhiệm tên một con chó cho một người thừa kế người gây giống một khi người thừa kế có quyền thừa kế. Điều khoản này cũng áp dụng cho sự chuyển nhượng hợp đồng. Người nắm giữ tên một loài chó có thể cho phép vợ/chồng của mình, người thân, kế thừa đóng vai trò là người quản lý các con chó miễn là họ trên 18 tuổi. Người nắm giữ tên loài chó vẫn là người đại diện của hiệp hội.

Các hiệp hội gây giống có 2 hay nhiều cá nhân phải nộp đơn xin cấp tên loài chó của mình; qui định nêu trên được áp dụng. FCI phải được thông báo mọi sự thay đổi về cấu trúc của hiệp hội. Mọi vấn đề khác sẽ được chi phối bởi các điều khoản của tổ chức quốc gia liên quan. Mỗi người gây giống, trước khi nhập cư vào quốc gia khác, được yêu cầu thông báo câu lạc bộ chó để ban hành văn bản bảo vệ tên loài chó.

Tên loài chó được xem là tài sản. Sử dụng riêng yêu cầu có cam kết pháp lý bởi người chủ sở hữu trứơc đây nêu rõ tiếp tục sử dụng tên loài chó này. Nếu không có cam kết này và một khiếu nại từ một trong các người chủ sở hữu đã được nộp lên một câu lạc bộ chó, tên loài chó này không thể được sử dụng trước khi có phê chuẩn pháp lý nêu trên.

Trứơc khi có hành động gây giống nào giữa hai chủ sở hữu giống trong cùng một quốc gia tiến hành, chỉ có một người sở hữu trong liên doanh này được chính thức chỉ định chịu trách nhịêm về sự tham gia tuân thủ các qui định quốc gia và quốc tế về vấn đề liên quan đến việc gây giống và đăng ký.

e)    FCI lưu giữ một sổ đăng ký quốc tế tên các loài chó được cung cấp bởi các thành viên liên kết của mình. Trứơc khi tên loài chó được cấp, FCI phải được hỏi liệu tên loài chó này đã có chưa. Các tên loài chó được công nhận bởi FCI thịnh hành so với tên loài chó chỉ được công nhận ở mức độ cấp quốc gia.

Trường hợp tranh chấp và theo yêu cầu của FCI, tên một loài chó được công nhận cấp quốc gia sẽ bị huỷ nếu làm tổn hại đến tên loài chó được công nhận bởi FCI.

Điều 8 – Các sự kiện

1.    Chi có các buổi thi giống và thử nghiệm quốc tế mà FCI cấp giấy chứng nhận thi quốc tế là sẽ được bảo trợ bởi FCI.

2.    Các con chó thụôc giống monorchism, cryptorchsim và testicular atrophy không đủ tiêu chuẩn tham gia các cụôc thi và thử nghiệm.

3.    Phí tham gia các sự kiện nêu trên được xác định bởi hội đồng toàn thể FCI. Giám đốc điều hành FCI sẽ phát hành một hóa đơn cho một đơn xin tham gia bảo trợ của FCI để cấp giấy chứng nhận năng khiếu cho tất cả các danh hiệu quốc tế. Các phí này phải thanh toán thậm chí không cấp các danh hiệu.

Điều 9 – Trọng tài

1.    Các tổ chức quốc gia có trách nhiệm đào tạo, kiểm tra, nhưng dựa trên qui định tối thiểu của FCI, và liệt kê tên các trọng tài của mình. Các trọng tài này phải được FCI và các quốc gia thành viên công nhận.

2.    Một trọng tài có thể liệt kê trên danh sách trọng tài của một quốc gia nếu trọng tài này là cư dân thường trú của quốc gia đó. Ngoài ra, một trọng tài có thể chỉ được liệt kê trên một danh sách trọng tài.

Mỗi năm tổ chức quốc gia phải công bố một danh sách các trọng tài được công nhận với các giống hay nhóm mà họ có quyền tham gia làm trọng tài. Một bản sao danh sách này phải được gởi đến các thành viên/đối tác hợp đồng và hai bản sao phải được gởi đến giám đốc điều hành.

Các trường hợp đặc biệt phải có sự chấp thuận bởi ủy ban toàn thể FCI.

Các điều khoản đề cập bên trên chỉ áp dụng cho các trọng tài trong các buổi thi, thử nghiệm.

Điều 10 – Qui định về qui tắc gây giống

Gây giống và phát triển giống chó phải được dựa trên các mục tiêu lâu dài và theo nguyên tắc mà việc gây giống không tạo ra các bệnh, các tính khí xấu và thiếu các kỹ năng làm việc.

Việc gây giống phải đảm bảo mục tiêu bảo quản và kéo dài nhiều loại di truyền của giống.

Chỉ có các con chó khoẻ có đầy đủ chức năng được sử dụng để gây giống. Điều này phụ thụôc vào người gây giống để chọn một con chó gây giống để xác định liệu giống đó có phù hợp về thể chất và tính khí để gây giống không.

Người gây giống phải đảm bảo các điều kiện thể chất và tính khí cho loài gây giống. Ngay khi chó con được giám hộ bởi người gây giống, người gây giống phải đảm bảo môi trường thuận lợi về thể chất và tính khí cho chó con để đảm bảo thích nghi xã hội phù hợp.

Điều 11 – Phạt và trừng phạt

FCI công nhận sự trừng phạt có hiệu lực tại các quốc gia xuất xứ loài chó khi chính thức công bố sự trừng phạt này. Các trừng phạt phải được ghi nhận và thông tin được chuyển đến thành viên/đối tác hợp đồng khác để ghi nhận và áp dụng sự trừng phạt.

Điều 12 – Qui định tạm thời

1.    Cho đến khi đã phát thảo qui định đặc biệt dành cho các cuộc đua quốc tế chó săn, qui định FCI được thiết lập bởi ban chó săn và được chấp thuận bởi ủy ban toàn thể và được công bố qua tổng thư ký, là qui định có hiệu lực duy nhất.

2.    Các quốc gia thành viên/đối tác hợp đồng của FCI là các thể nhân chịu trách nhiệm duy nhất các cuộc đua chó săn và đường đua ở cấp quốc gia.

3.    Qui định được áp dụng cho đến khi có phê chuẩn qui định cuối cùng.

Được phê chuẩn bởi cuộc họp hội đồng toàn thể FCI tổ chức tại Dortmund, ngày 10-11/6/1991.

Các phần in chữ đậm được phê chuẩn bởi cuộc họp hội đồng toàn thể tại Buenos Aires, tháng 7/2005.


Theo vietpet

0 nhận xét: