Bí quyết nuôi chó
Người ta có thể chửi
"Đồ chó mất dạy", nhưng nếu chửi "Đồ chó phản bội" thì thật là oan cho
con chó. Bởi con chó không bao giờ phản bội. Trung thành là một phẩm
chất vĩ đại của con người, là đức tính không thể thiếu của những người
có nhân cách lớn, của các bậc quân tử. Kẻ tiểu nhân không có đức tính
đó. Nhưng trung thành là một đức tính cố hữu, bất di bất dịch, là bản
tính của con chó, không có ngoại lệ.
Con trai ông Lãng và con berger của ông.
Theo Thanh Niên, ông Lãng là một người yêu mến chó vô bờ bến. Chính vì niềm say mê đó mà ông đã làm quen một nhân vật quan trọng. Đó là luật sư Trịnh Đình Thảo, một đại trí thức danh tiếng, người sau này là Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sự quen biết đó đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đời ông...
Đây là một bài viết trong loạt bài nhiều kỳ viết về ông Nguyễn Văn Lãng, con người huyền thoại của đất Sài Gòn.Hi vọng kinh nghiệm này có thể giúp các bạn nhiều hơn trong việc huấn luyện chó.
Con chó không bao giờ
bỏ chủ. Nếu chủ gặp gian nguy, con chó bao giờ cũng liều mình cứu chủ.
Vì chủ, nhiều con chó đã xả thân. Khi chủ chết, nhiều con chó ra mộ
nhịn ăn chết theo chủ, đó là chuyện thường xảy ra. Theo ông Lãng, nếu
nuôi "đúng cách", thì con chó nào cũng có thể là một tấm gương tiết
liệt. Không cứ gì berger, boxer hay bulldog, một con chó
Nhật nuôi làm cảnh cũng sẵn sàng xả thân cứu chủ. Không phải ngẫu
nhiên mà trẻ em bao giờ cũng thân thiện, gần gũi với những con chó. Là
bởi tâm hồn các em trong trẻo, "tính bản thiện"..
Con trai ông Lãng và con berger của ông.
Một
con berger hoặc một con boxer có khi thấy chủ chết mà không cứu, nhưng
một con chó cảnh lại có thể xả thân cứu chủ. Anh có biết vì sao
không?", ông Lãng hỏi rồi tự trả lời: "Là vì người được gọi là chủ đó
thực ra không phải là chủ nó. Anh ta là chủ nhưng anh ta không chăm sóc
nó mà giao cho người làm, giao cho "đứa ở" chăm sóc nó. Chó nên đối
với con chó, cái anh người làm kia mới là chủ của nó. Nuôi kiểu đó là
nuôi không đúng cách. Nuôi như vậy khiến cho con chó bị nhầm chủ. Nuôi
đúng cách là người chủ phải trực tiếp chăm sóc nó, trực tiếp cho nó ăn,
trực tiếp tắm cho nó, vuốt ve nó, nói chuyện với nó, trực tiếp huấn
luyện nó...".
Ông bảo, những người
sang trọng "nhà lầu xe hơi" ở Sài Gòn hồi đó phần lớn chỉ muốn sở hữu
một con chó "dòng dõi" để làm cảnh cho sang, chứ rất ít người biết cách
làm người chủ thực sự của con chó. Làm người chủ thực sự của con chó
là phải làm chính cái việc của người làm, của "đứa ở", mà việc đó những
kẻ "trưởng giả học làm sang" không có khả năng làm được. Bởi vậy những
con chó sang trọng mà họ nuôi thực ra chỉ là những con chó kiểng.
Chính vì vậy mới có một thực tế "nuôi chó giữ nhà để làm kiểng, nuôi
chó kiểng để giữ nhà".
Ông Lãng kể, vào đúng ngày Sài Gòn giải phóng, lúc đó nhà ông ở 89 Nguyễn Đình Chiểu. Ông ngồi trong nhà nhìn ra đường, đang trong cảnh hỗn loạn, ông thấy một "thằng nhỏ" ôm một con chó. Đó là con Boston, mình nhỏ, đầu tròn quay, mặt xệ, rất đẹp. Ngoài đường đang bị kẹt xe, ông chạy xuống gặp cậu bé, trầm trồ: "Em có con chó đẹp quá". Cậu bé nhìn ông: "Anh có mua không ?". Ông đã mua con chó đó. Ông bảo nó là một con chó rất đặc biệt. Đứa con trai thứ 2 của ông đã nuôi nó suốt 10 năm, đến năm 1984, con trai ông đi nước ngoài. Trước khi đi, con trai ông đã đem con chó sang bên Tân Thuận cho bạn của mình. Từ nhà ông sang Tân Thuận khoảng 6-7 km, qua 3-4 cây cầu. Con chó được bỏ vào một cái giỏ đệm bịt kín mang sang bên đó. Điều lạ lùng là ngay sáng hôm sau, cả nhà ông vừa thức dậy đã nghe tiếng con chó "ẳng ẳng" trước cửa. Nó đã về, không biết bằng cách nào. Đó là một sự bí ẩn. Và ông đã tiếp tục nuôi nó cho đến năm 1986, khi nó 15-16 tuổi. Một con chó mà 15-16 tuổi thì già bằng con người ở tuổi 80. Con chó chưa chết, nhưng đã bị mù, sống rất khổ sở. Ông Lãng đã đưa nó đến bác sĩ thú y tiêm cho nó một mũi thuốc ngủ cho nó được yên giấc vĩnh viễn. Bây giờ kể về con chó đó, đôi mắt ông Lãng rơm rớm nước.
Con boxer ông Lãng mua 360 nghìn đồng.
Ông Lãng kể, vào đúng ngày Sài Gòn giải phóng, lúc đó nhà ông ở 89 Nguyễn Đình Chiểu. Ông ngồi trong nhà nhìn ra đường, đang trong cảnh hỗn loạn, ông thấy một "thằng nhỏ" ôm một con chó. Đó là con Boston, mình nhỏ, đầu tròn quay, mặt xệ, rất đẹp. Ngoài đường đang bị kẹt xe, ông chạy xuống gặp cậu bé, trầm trồ: "Em có con chó đẹp quá". Cậu bé nhìn ông: "Anh có mua không ?". Ông đã mua con chó đó. Ông bảo nó là một con chó rất đặc biệt. Đứa con trai thứ 2 của ông đã nuôi nó suốt 10 năm, đến năm 1984, con trai ông đi nước ngoài. Trước khi đi, con trai ông đã đem con chó sang bên Tân Thuận cho bạn của mình. Từ nhà ông sang Tân Thuận khoảng 6-7 km, qua 3-4 cây cầu. Con chó được bỏ vào một cái giỏ đệm bịt kín mang sang bên đó. Điều lạ lùng là ngay sáng hôm sau, cả nhà ông vừa thức dậy đã nghe tiếng con chó "ẳng ẳng" trước cửa. Nó đã về, không biết bằng cách nào. Đó là một sự bí ẩn. Và ông đã tiếp tục nuôi nó cho đến năm 1986, khi nó 15-16 tuổi. Một con chó mà 15-16 tuổi thì già bằng con người ở tuổi 80. Con chó chưa chết, nhưng đã bị mù, sống rất khổ sở. Ông Lãng đã đưa nó đến bác sĩ thú y tiêm cho nó một mũi thuốc ngủ cho nó được yên giấc vĩnh viễn. Bây giờ kể về con chó đó, đôi mắt ông Lãng rơm rớm nước.
Con boxer ông Lãng mua 360 nghìn đồng.
Hồi
chế độ Sài Gòn cũ chỉ có Trung tâm huấn luyện quân khuyển là huấn
luyện chó. Nhưng chó nuôi không ai huấn luyện kiểu quân sự. Mãi đến năm
1972, lần đầu tiên có một trại huấn luyện chó. Trại đó do ông Trương
Văn Bê mở. Ông Bê là chuẩn úy, trước đây huấn luyện thú cho Ngô Đình
Diệm, chuyên săn sóc thú trong dinh Độc Lập. Khi sắp giải ngũ, ông Lãng
cho ông Bê mượn mấy bộ đồ để huấn luyện chó, đồ đó gọi là "đồ chó cắn.
Ông ta mượn một chỗ để mở trại. Nhiều người đã mang chó đến cho ông ta
dạy. Còn chó của ông Lãng do ông tự dạy. Từ chuyện nằm, ngồi, đi,
đứng, cắn... trở đi đều do một tay ông huấn luyện. Tùy theo loại chó mà
dạy bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp. "Có lần tôi mua được
con Sun, là con chó Đức. Nó chỉ hiểu được tiếng Đức thôi, nên phải học
tiếng Đức để dạy nó, tất nhiên học tiếng Đức đủ để dạy chó thôi. Dù dạy
chó theo kiểu gì cũng phải để cho con chó phát triển bản tính tự nhiên
của nó. Điều quan trọng là không cho chó của mình làm quen với người
lạ. Chó thì chỉ có một chủ thôi". "Thế những con chó được bán đi, làm
sao nó nhận được chủ mới ?". "Người chủ mới phải làm lại từ đầu, phải
trực tiếp chăm sóc cho đến khi tự nó thừa nhận anh là chủ nó..."
Theo Thanh Niên, ông Lãng là một người yêu mến chó vô bờ bến. Chính vì niềm say mê đó mà ông đã làm quen một nhân vật quan trọng. Đó là luật sư Trịnh Đình Thảo, một đại trí thức danh tiếng, người sau này là Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sự quen biết đó đã tạo ra một bước ngoặt trong cuộc đời ông...
Đây là một bài viết trong loạt bài nhiều kỳ viết về ông Nguyễn Văn Lãng, con người huyền thoại của đất Sài Gòn.Hi vọng kinh nghiệm này có thể giúp các bạn nhiều hơn trong việc huấn luyện chó.
Mình đang rất muốn nuôi Bully.
ReplyDeleteMà chưa biết thế nào là một con bully đẹp.