Bệnh giun tim ở chó (Dirofilaria immitis)

Ở chó giun trưởng thành có thể làm biến dạng nghiêm trọng các mạch máu dẫn máu từ tim và phổi. chúng xâm nhập vào các mạch máu nhỏ làm tắc nghẽn máu dẫn đến máu không cung cấp đủ hoặc không cung cấp được đi tới các cơ quan.


Cách truyền bệnh
Giun trưởng thành sống trong tim, động mạch và tĩnh mạch nối với phổi chúng đẻ ra rất nhiều ấu trùng L1 (có kích thước rất nhỏ).Các ấu trùng này theo máu đi khắp các mạch máu(cả nội và ngoại vi).
Khi muỗi hút máu (mạch ngoại vi – gần bề mặt da) của chó mang bệnh sẽ mang theo cả ấu trùng L1 .Trong khoảng 2 - 3 tuần, Các ấu trùng này sẽ phát triển trong cơ thể muỗi thành ấu trùng lớn hơn L2 và di chuyển lên gần vòi hút của muỗi.
Sau đó khi muỗi đến hút máu các chó mèo khác chúng sẽ đưa các ấu trùng L2 vào cơ thể các chó mèo này. Các ấu trùng L2 sẽ phát triển thành ấu trùng L3 bên trong các mạch máu ngoại vi trong khoảng 3 tháng, sau đó chúng di hành theo các tĩnh mạch về tim.
Một chu trình vòng đời của giun tim cần ít nhất 2 ký chủ là chó và muỗi
Tiến trình vòng đời được tóm tắt như sau:
  •  Muỗi sẽ mang ấu trùng sau khi nó hút máu từ các chó mèo mang bệnh. Trong máu này chứa các microfilariae tức L1 có dạng như 1 con giun nhỏ.
  • Ấu trùng L1 (microfilariae) sẽ phát triển thành ấu trùng gây nhiễm bên trong muỗi và chúng sẽ di hành tới miệng và vòi hút của muỗi nằm chờ ở đó.
  • Muỗi có chứa L2 này tiếp tục đi hút máu ở các chó mèo khỏe mạnh khác và ấu trùng theo vòi hút vào trong dưới da.
  • Dưới bề mặt da của chó mèo và trong cơ, ấu trùng L2 tiếp tục phát triển thành dạng thành thục(L3) sau 6 -8 tuần đạt chiều dài khoảng 25 cm sau đó chúng tiếp tục di hành vào phổi phải và động mạch phổi tại đây chúng tiếp tục phát triển thành dạng trưởng thành (2 tháng )
  • Dirofiliaria immitis đực và cái gặp nhau, giao phối. sau đó giun cái sẽ đẻ ra ấu trùng L1, L1 tiếp tục vào máu theo các mạch máu .
  • Muỗi lại tiếp tục hút máu có chứa ấu trùng L1 đi truyền bệnh cho các can vật khác.

Giun trưởng thành có kích thước khoảng  25 – 30cm. Thời gian kể từ khi xâm nhiễm vào chó mèo tới khi trưởng thành có khả năng gây bệnh và sinh sản ra các ấu trùng L1 ở chó là 6 -7 tháng ở mèo là 8 tháng.
 Bệnh nghiêm trọng bởi một chó mắc bệnh có thể chứa hàng trăm con giun trong mạch máu và tim. Giun trưởng thành sống trong cơ thể chó khoảng trên 5 -7 năm. Khoảng từ 30 – 80% đàn chó bị nhiễm với ấu trùng của giun tim.
 Ấu trùng L1 có thể sống trong cơ thể chó trên 2 năm. Các ấu trùng này không có khả năng sinh sản hoặc phát triển tiếp nếu chúng không sống trong cơ thể muỗi (muỗi không hút chúng vào trong cơ thể)
Tác hại của chúng
Ở chó giun trưởng thành có thể làm biến dạng nghiêm trọng các mạch máu dẫn máu từ tim và phổi. chúng xâm nhập vào các mạch máu nhỏ làm tắc nghẽn máu dẫn đến máu không cung cấp đủ hoặc không cung cấp được đi tới các cơ quan.
Nếu ít hơn 25 giun trên 1 chó thì gần như không thấy có biểu hiện gì ở cơ thể của chó, và chúng ta không có bất kỳ một sự can thiệp nào. Chính vì vậy nguy cơ lây lan bệnh là rất lớn bởi chúng thường xuyên thải ẩu trùng vào máu và muỗi sau khi hút máu của các chó bệnh đó sẽ mang chúng đi lây nhiễm cho các cá thể khác. Nếu có trên 60 giun/chó ở trong tim và các mạch máu sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề bệnh liên quan đến tuần hoàn và đặc biệt có thể gây tác động rất lớn đến tim, gan, thận. nếu trên 100 giun các triệu chứng sẽ bao gồm:
  • Khó thở, ho, khó thực hiện các hoạt động như chạy, nhảy, kéo xe, …nôn
  • Trụy tim
  • Chết
  • Yếu dần và mất dáng vẻ bình thường
  • Thiếu máu (da, niêm mạc nhợt nhạt)
Các triệu chứng thường thấy ở chó mắc bệnh
Hầu hết các chó mắc bệnh không phát hiện thấy bất kỳ một biểu hiện gì của bệnh. Một số chó có các biểu hiện như bỏ ăn, sút cân, uể oải. Thông thường biểu hiện thấy đầu tiên ở chó là ho. Một trong những biểu hiện đặc trưng của các rối loạn liên quan đến tim là khi thực hiện vận động chó thường rất nhanh mệt và thực hiện rất uể oải so với bình thường. ngoài ra nữa một số cá thể có hiện tượng tích dịch ở vùng bụng (bụng rất to nhuwg sờ vào mềm). nhiều cá thể chết đột tử sau khi vận động do trụy tim.
Dịch tễ:
Chó thường mắc bệnh nhiều ở những vùng có khí hậu ẩm ướt nơi có nhiều muỗi.
Những vùng có chó mắc bệnh từ trước
Chó dưới 6,5 tháng tuổi không ghi nhận thấy có sự hiện diện của bệnh
Chẩn đoán
1. Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng như: báng bụng, ho, ngất đột ngột, ...
2. Trong các chẩn đoán hiện tại thì chẩn đoán bằng phương pháp kiểm tra máu là phương phương pháp chẩn đoán được sử dụng nhiều nhất nó được thực hiện bằng cách kiểm tra sự hiện diện ấu trùng giun có trong các mẫu máu của chó nghi bị bệnh song các chẩn đoán này có thể bị sai nếu giun trưởng thành toàn là con đực.
3. Chụp X-Quang và siêu âm kiểm tra các thay đổi của tim, động mạch phổi và phổi do D. immitis. Các rối loạn thường thấy là động mạch chủ phải và van động mạch chủ to hơn bình thường.
4. Chẩn đoán bằng đếm số lượng bạch cầu có trong máu và kiểm tra dịch tiết từ phổi kiểm tra ấu trùng
5. Kiểm tra bằng phương pháp ELISA test
Phòng bệnh
Định kỳ mang chó đi tới bác sỹ thú y để kiểm tra sự hiện diện của ấu trùng giun tim cũng như xác định tình trạng sức khỏe
Khống chế sự tồn tại của muỗi. muỗi là ký chủ trung gian truyền bệnh nên hãy cách ly chúng với các con vật cưng của chúng ta. Việc diệt muỗi phải tiến hành thường xuyên.
Dùng thuốc
Heart chewable là thuốc dạng viên chocolat, có mùi thơm vị ngọt rất dễ cho chó ăn.
Thuốc an toàn, hiệu quả dùng mỗi tháng 1 viên vừa có tác dụng
HEARTCARE CHEWABLE
Tác dụng: Phòng và trị bệnh bệnh giun cơ tim, phòng – trị ký sinh trùng
Cách dùng: Cho uống hoặc trộn thức ăn với Liều lượng:
P cơ thể                      Viên/tháng                   Hàm lượng ivermectin BP      Hàm lượng
Dưới 11kg                           1                                   68mcg                             57mg
12 – 23 kg                           1                                   136mcg                           114mg
23 – 35 kg                           1                                   272mcg                           227mg
Dùng cho chó từ 6 tuần tuổi trở lên
Điều trị: khi chó đã được chẩn đoán là mắc bệnh giun tim cần điều trị như sau:
Dùng thuốc liều như trên liên tục mỗi tháng 1 viên trong 6 tháng, Sau mỗi lần dùng thuốc 7 ngày tiến hành kiểm tra lại máu tìm ấu trùng.
Bổ trợ : khi thấy chó có biểu hiện hô hấp kém do giun chui vào trong phổi cần kết hợp các thuốc hỗ trợ hô hấp như Ephedrine cho uống với liều 1 -2mg/kg TT.
Hoặc tiêm: 0,1mg/kg TT
Cho uống kháng sinh 1 viên Clavet + 1 gói E.Lac
Giải độc bằng: Toxynil Plus liquid với liều 1-2ml/1lit nước cho uống
Tằng cường và giải độc gan thận bằng Hepatol 2ml/lit nước uống
 Chú ý:
Trong quá trinh điều trị cần chú trọng thức ăn giảm lượng muối(ăn nhạt), ăn ít các loại thức ăn có độ đạm cao.
Điều trị bệnh giun tim cần lâu dài và duy trì tốt
Định kỳ đưa chó đi kiểm tra bệnh giun tim
Bệnh giun tim ở chó được phát hiện lần đầu tiên là ở Mỹ năm 1847.
Theo greengroup

0 nhận xét: